Nước cam được xem là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Giúp mang lại một loạt các lợi ích sức khỏe nổi bật. Trong 240ml nước cam bao gồm các chất dinh dưỡng như carbs (26%), protein (2 gram), calo (110 calories), vitamin C (cung cấp 67% lượng khuyến nghị hàng ngày), cùng nhiều vi chất như magie, kali và folate.
Hàm lượng vitamin C cao trong nước cam giúp cơ thể ngăn chặn tình trạng oxy hoá sớm, đồng thời giúp chữa lành vết thương nhanh chóng và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Chỉ cần uống một ly nước cam mỗi ngày có thể giúp máu trong cơ và các cơ quan khác hoạt động trơn tru, đều đặn hơn.
Trong Y học cổ truyền, cam có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu và thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể tốt hơn.
Uống nước cam điều độ có thể cung cấp nhiều lợi ích tuyệt vời cho hệ tiêu hoá và dạ dày. Những người hay bị táo bón hoặc tiêu chảy có thể uống nước cam để tăng cường hoạt động của đường ruột và khắc phục sớm những tình trạng trên.
Một đặc tính nổi bật khác của nước cam là giải độc tốt. Khi uống nước cam hàng ngày có thể giúp cải thiện chức năng thận, giảm bớt tình trạng đau đớn do ảnh hưởng của sỏi thận. Ngoài ra, nước cam còn chứa xitrat và axit xitric, giúp làm giảm nguy cơ phát triển và hình thành sỏi thận.
Nên uống nước cam trước hay sau ăn?
Nhiều người cho rằng nước cam rất tốt, có thể uống lúc nào cũng được. Tuy nhiên quan điểm này là sai lầm bởi nước cam có chứa hàm lượng vitamin C cũng như tính axit cao, nếu uống vào những thời điểm không phù hợp trong ngày có thể gây ra nhiều tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể.
Cụ thể, uống nước cam khi đói gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày. Lượng vitamin C trong nước cam có thể tương tác với axit trong dạ dày, dễ gây ra viêm loét nếu tiêu thụ với một lượng lớn. Mặt khác, khi uống nước cam lúc đói cũng khiến những người đang mắc bệnh dạ dày dễ bị tăng nồng độ axit, dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng và làm cho tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng thêm.
Ngược lại, nếu uống nước cam khi vừa ăn no, điều này có thể gây quá tải cho dạ dày vì cơ quan này đang phải hoạt động hết công suất nhằm giúp tiêu hoá lượng thức ăn vừa tiêu thụ. Khi bạn uống một ly nước cam sau khi ăn có thể làm tăng thêm áp lực cho dạ dày, dẫn đến triệu chứng chướng bụng, tức bụng và khó chịu ở bụng.
Do đó, thời điểm tốt nhất để uống nước cam là từ 1 – 2 giờ sau bữa ăn sáng hoặc ăn trưa và cần uống ngay sau khi vắt vì nếu để lâu sẽ mất hết giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C.
Nước cam chỉ nên uống 1 cốc/ngày, tương ứng khoảng 200ml. Bởi theo nghiên cứu, một cốc nước cam 200ml chứa khoảng 60mg vitamin C, tương đương 100% vitamin C cơ thể người lớn cần trong 1 ngày. Vì vậy, không nên uống quá nhiều nước cam vì sẽ gây dư thừa lượng vitamin C, không cần thiết cho cơ thể.
Có nên uống nước cam trước khi đi ngủ không?
Câu trả lời là không. Vào ban đêm, cơ thể sẽ bước vào trạng thái nghỉ ngơi và không còn hoạt động quá nhiều. Nếu uống nước cam vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể dẫn đến các hiện tượng như đầy bụng, ọc ạch và khó chịu. Lý dó là vì dạ dày đã phải làm việc vất vả để tiêu hoá thức ăn cho bữa tối trước đó và chúng cần nghỉ ngơi để phục hồi cho các hoạt động ngày mai. Ngoài ra, nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây tiểu đêm nhiều lần và làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Thêm vào đó, trước khi đi ngủ, nếu uống nước cam thì lượng axit còn bám trên răng sẽ tấn công và làm hỏng lớp men răng.
Một số lưu ý khác
Không uống nước cam trước khi đánh răng. Điều này là do lượng axit lớn trong nước cam có thể bám lên men răng, nếu đánh răng ngay lúc này sẽ gây tổn thương cho lớp men răng. Thay vào đó, nên sử dụng nước súc miệng sau khi uống nước cam để loại bỏ các mảng bám cũng như bảo vệ men răng khỏi bị hư tổn.
Không uống nước cam với sữa. Protein trong sữa phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam gây ảnh hưởng tới tiêu hóa, làm chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy.
Không uống nước cam cùng lúc với thuốc kháng sinh. Nước cam chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc kháng sinh, từ đó giảm tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, trong cam còn có chất tương tự narigin, gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc.
Không uống nước cam khi đang ăn hải sản. Phần lớn hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent độc hại. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể.