Việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng đối với bệnh nhân viêm thận, vì vậy nếu thấy xuất hiện các triệu chứng này, bạn nên kịp thời đi thăm khám.
Viêm thận là một tổn thương viêm không mưng mủ của hai quả thận. Vì tiểu cầu thận bị tổn thương mà thận xuất hiện các triệu chứng như phù nề, cao huyết áp, protein niệu là tình trạng thường gặp nhất.
Có nhiều loại viêm thận như viêm thận cấp tính, viêm thận mãn tính, nhiễm trùng thận, viêm bể thận, viêm thận ẩn, viêm thận lupus... Vậy, những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm thận là gì?
Sức khỏe của thận ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể của bạn (Ảnh minh họa).
1. Các bệnh nhân viêm thận cấp và viêm thận mãn tính thường có các triệu chứng như viêm họng, viêm amidan, nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiễm trùng ngoài da. Vì vậy, cần xét nghiệm nước tiểu khi có các triệu chứng trên.
Bệnh nhân bị nhiễm độc niệu giai đoạn đầu thường có các biểu hiện như chán ăn, buồn nôn, ngứa da. Vì vậy, nếu có các triệu chứng này, đặc biệt là những người bị cao huyết áp, thiếu máu thì phải đi kiểm tra chức năng thận.
2. Mặc dù bệnh nhân viêm thận không có các triệu chứng cụ thể, nhưng họ thường cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, đau thắt lưng, sưng mí mắt, mặt và khớp cổ chân, tăng bọt trong nước tiểu và màu sắc nước tiểu bất thường trong giai đoạn đầu. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng này nên đến bệnh viện để xét nghiệm nước tiểu.
3. Các chuyên gia về bệnh thận chỉ ra rằng, khoảng 1/3 số bệnh nhân viêm thận sẽ bị tăng huyết áp, biểu hiện là đau đầu, giảm trí nhớ, ăn ngủ không ngon.
Khi thận bị tổn thương, các chất cặn bã không thể bài tiết ra ngoài, lúc đó thận sẽ tiết ra một số chất thúc đẩy huyết áp tăng cao.
Trên lâm sàng, 90% bệnh nhân mắc bệnh thận sẽ bị cao huyết áp, khi huyết áp tăng lên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thận, huyết áp càng cao thì tác hại của bệnh thận càng lớn, thông thường huyết áp tăng trung bình khoảng 180-150-120-90 mmHg.
Vì vậy, nếu đi khám bệnh mà xuất hiện các triệu chứng nêu trên kèm theo cao huyết áp thì nên xét nghiệm nước tiểu, đặc biệt là với những bệnh nhân nhỏ tuổi.
4. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân suy thận mãn tính chỉ có biểu hiện tăng tần suất và khối lượng đi tiểu về đêm. Người khỏe mạnh không uống nhiều nước trước khi ngủ thường không đi tiểu hoặc chỉ đi tiểu một lần sau khi đi ngủ vào ban đêm. Nếu thường xuyên đi tiểu trên 2 lần mỗi đêm thì nên đến bệnh viện để kiểm tra nước tiểu và chức năng thận.
5. Bệnh nhân suy thận mãn tính ở mức độ trung bình trở lên thường kèm theo thiếu máu, với các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao. Nếu bị thiếu máu mà không mắc các bệnh về mạch máu thì cần chú ý đến nguy cơ suy bị suy thận mãn tính.
6. Khi mắc bệnh viêm thận cấp, trường hợp nhẹ thường bị phù nề mi mắt vào buổi sáng, trường hợp nặng thì hiện tượng phù nề sẽ lan ra toàn thân kèm theo hiện tượng giảm lượng nước tiểu và tăng cân.
Một số bệnh nhân sẽ bị chóng mặt, mờ mắt, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa và đau thắt lưng âm ỉ. Ngoài ra, cũng cần chú ý xem khi phát bệnh liệu có xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, nhiễm trùng đường tiết niệu, phát ban, đau khớp, đi tiểu ra máu, phù nề hay không.
Việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng đối với bệnh nhân viêm thận. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng điển hình nêu trên, không nên đợi quá 1 năm mới đi khám, bởi việc chẩn đoán sớm là rất quan trọng.
Khi thấy nước tiểu, huyết áp có dấu hiệu bất thường, đồng thời cơ thể có hiện tượng phù nề, người bệnh cần cảnh giác, nên đi thăm khám và điều trị kịp thời.
VietBF©sưu tập