Bệnh nhân tiểu đường, người có cơ địa dị ứng, người đang bị tiêu chảy hoặc buồn nôn... nên hạn chế ăn dứa do một số chất trong dứa có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Dứa (hay còn được gọi là trái Thơm) là loại trái cây quen thuộc vùng nhiệt đới. Dứa vừa thơm ngon, vừa có dáng hình đẹp nên nó còn được mệnh danh là loại "trái cây nhìn hoài không chán".
Dứa có hàm lượng calo thấp và giàu vitamin và khoáng chất. Dứa cũng được coi là một nguồn cung cấp vitamin C và chất xơ tuyệt vời. Nhưng cùng với lợi ích của việc ăn dứa, dứa cũng gây ra một số tác dụng phụ.
Theo Newtimesofindia, bạn không nên ăn dứa nếu đang mắc 4 bệnh dưới đây.
Bệnh nhân tiểu đường
Dứa là loại trái cây có lượng đường cao, vì thế bệnh nhân tiểu đường ăn dứa có thể làm tăng lượng đường trong máu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bệnh nhân tiểu đường muốn ăn dứa.
Người có cơ địa dị ứng
Trong quả dứa có men bromelin là một loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Nhưng một số nghiên cứu cho thấy rất nhiều người dị ứng loại men này, sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, chất bromelin kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại, nặng hơn là khó thở.
Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...
Người bị đau miệng và môi
Ăn nhiều dứa có thể khiến miệng, lưỡi và môi bị mềm và đau. Men bromelain trong dứa có các đặc tính gây ra điều này.
Theo các chuyên gia, nếu ăn dứa chín sẽ giúp bạn giảm thiểu những tác dụng phụ này. Thêm vào đó, hãy tránh ăn dứa tươi gần cuống và lõi vì nó chứa lượng bromelain cao nhất.
Bệnh nhân bị chảy máu không nên ăn dứa
Men bromelain có trong dứa cũng hoạt động như một chất chống đông máu và do đó làm loãng máu và ngăn không cho máu đông lại. Điều này có thể gây chảy máu nhiều hơn.
VietBF @ Sưu tầm