Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-38 độ C, có nơi trên 39 độ C. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10-17 giờ nên cảm giác oi bức kéo dài đến tối. Dự báo, nắng nóng sẽ kéo dài nhiều ngày tới ở miền Bắc và miền Trung.
Các chuyên gia cảnh báo, nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kéo dài có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân. Đặc biệt có thể gây t́nh trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt.
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) sốc nhiệt thường rất nặng. Nạn nhân thường không tử vong ngay tại chỗ nhưng tử vong thường tại các cơ sở y tế do đến muộn, suy đa tạng hoặc không được cấp cứu ban đầu kịp thời và đúng.
Nắng gay gắt nhất là vào thời điểm 12-16 giờ hằng ngày. Nếu đi đường, làm việc lâu ngoài nắng vào thời điểm này sẽ rất nguy hiểm, có thể gây nên t́nh trạng sốc nhiệt, trụy mạch, tổn thương năo.
Tiến sĩ-bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng pḥng cấp cứu tổng hợp, Khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai), cảnh báo thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến cơ chế điều hoà thân nhiệt, có thể làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao từ 39 đến 41 độ. Lúc này bệnh nhân sẽ bị chóng mặt, lơ mơ, rối loạn ư thức.
Thân nhiệt tăng cao cũng ảnh hưởng lớn đến chức năng tim phổi, hệ thần kinh... và t́nh trạng này đặc biệt nguy hiểm với những trường hợp có bệnh măn tính như tăng huyết áp, phổi măn tính là nguy cơ đột quỵ, thậm chí tử vong.
Người dân cần làm ǵ khi bị sốc nhiệt?
Với những bệnh nhân bị sốc nhiệt do nắng nóng, bác sĩ Tuấn lưu ư việc sơ cứu ban đầu là vô cùng quan trọng, quyết định đến hiệu quả điều trị, thậm chí cả di chứng mà bệnh nhân phải chịu.
TS. Nguyễn Anh Tuấn cho biết, ngay khi thấy một người nghi ngờ sốc nhiệt, say nắng với các biểu hiện mặt đỏ bừng, da nóng, khô, mệt lả, đau đầu, khó ở, đỏ mặt, nôn mửa… th́ ưu tiên hàng đầu là sơ cứu hạ thân nhiệt cho người bệnh.
Mọi người lưu ư đừng cố cho người bệnh uống thuốc hạ sốt v́ thuốc hạ sốt không có giá trị trong trường hợp này. Việc cần làm đầu tiên là nhanh chóng chuyển bệnh nhân tới khu vực râm mát, cởi bớt quần áo, dùng các biện pháp chườm mát vào cùng cổ, nách, bẹn, lau người toàn thân bằng nước mát để nhanh chóng hạ thân nhiệt của bệnh nhân bằng bất cứ biện pháp nào.
Thậm chí có thể dùng ṿi nước mát hay xô nước mát xối lên người, dùng khăn ướt lau người… Nếu độ ẩm không khí thấp, cần bọc bệnh nhân trong một tấm vải ướt và mát rồi quạt thật mạnh.
Đặt túi chườm đá ở nách, bẹn giúp làm giảm nhiệt độ ở người bị sốc nhiệt do nắng nóng.
Trong khi t́m cách hạ thân nhiệt của bệnh nhân, hăy nhờ người gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Tiếp tục theo dơi thân nhiệt và thực hiện các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ xuống c̣n 38,5 hay 39 độ C rồi chuyển bệnh nhân đến viện nhanh nhất.
Người dân hạn chế đến mức tối đa ra ngoài trời trong khoảng thời gian 11-15h. Tùy theo tính chất, đặc thù công việc mỗi người cần chống nắng khác nhau, có mũ rộng vành, áo dài tay, kính mắt để che chắn, giảm tác động của nhiệt. Lưu ư mặc đồ nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để dễ toát mồ hôi. Khi ra đường cần mặc kín, tránh quần áo quá dày và tối màu v́ sẽ dễ hấp thụ nhiệt.
Đặc biệt cần phải uống đủ nước. Bởi nước mất đi rất nhiều qua mồ hôi, nếu không uống đủ nước cũng khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, dễ gây sốc nhiệt. Thời tiết nóng như hiện nay cần uống 2 - 3 lít nước mỗi ngày.
Lưu ư không nên uống nước đá, nước lạnh hay nước ngọt có gas bởi nó chỉ khiến cơ thể thêm phần mất nước. Tốt nhất là chọn các loại như: nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất…