Moscow cảnh báo. Người dân Lithuania có thể lănh “hậu quả nghiêm trọng”. Nếu nước này không nhanh chóng dỡ bỏ lệnh cấm vận hàng hóa Nga tới Kaliningrad.
“Nga chắc chắc đáp trả những hành động thù địch như vậy. Các biện pháp thích hợp sẽ được đưa ra trong tương lai gần. Hậu quả của chúng sẽ có tác động tiêu cực nghiêm trọng đến người dân Lithuania”, Nikolai Patrushev – Thư kư Hội đồng An ninh Nga – phát biểu hôm 21.6.
Theo ông Patrushev, việc Lithuania cấm Nga vận chuyển nhiều nhóm hàng hóa đến Kaliningrad được “phương Tây gợi ư” và quyết định này vi phạm tất cả nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Hôm 21.6, ông Patrushev đă tới Kaliningrad để chủ tŕ một cuộc họp về t́nh h́nh an ninh khu vực trong bối cảnh quan hệ với Lithuania – một nước thành viên NATO – ngày càng căng thẳng.
Theo quan điểm của Evgeny Buzhinsky – cựu trung tướng quân đội Nga – Moscow nên gửi vũ khí hạt nhân tới Kaliningrad để tăng khả năng răn đe. Kaliningrad không có chung biên giới trên bộ với Nga. Hạm đội Baltic của Nga đóng ở đây.
Hôm 18.6, Lithuania đă ra lệnh cấm vận chuyển hàng hóa Nga có trong danh sách trừng phạt của EU qua lănh thổ. Hàng hóa bị cấm bao gồm than đá, kim loại, vật liệu xây dựng và thiết bị công nghệ tiên tiến.
Markus Ederer – Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Nga – hôm 21.6 đă bị Moscow triệu tập để giải thích về quyết định của Lithuania.
Phát biểu sau khi bị triệu tập, đại sứ Markus Ederer nói rằng ông kêu gọi phía Nga “giữ b́nh tĩnh” và “giải quyết vấn đề này bằng con đường ngoại giao”.
Theo ông Ederer, việc Nga tuyên bố Kaliningrad bị cô lập là không có cơ sở khi những hàng hóa không nằm trong danh sách trừng phạt của EU vẫn được quá cảnh qua Lithuania. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo, lệnh cấm của Lithuania không chỉ ảnh hưởng tới Nga mà c̣n làm “trầm trọng thêm khủng hoảng lương thực toàn cầu.
“Đó không chỉ là những chuyến hàng từ Nga đến Kaliningrad. Đó c̣n là những chuyến hàng quá cảnh qua lănh thổ của một nước EU để đến với nhiều khu vực khác nhau trên thế giới”.
Kaliningrad là vùng lănh thổ giáp biển Baltic, thuộc Nga, nằm kẹp giữa Ba Lan và Lithuania – 2 nước thành viên NATO. Hàng hóa Nga vận chuyển bằng đường sắt tới Kaliningrad cần quá cảnh qua Lithuania. Đường ống dẫn khí đốt Nga đến Kaliningrad cũng đi qua Lithuania.
Trong động thái nhằm bênh vực Lithuania, Josep Borrell – đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU – cho rằng, Lithuania “không có lỗi” và chỉ hành động theo quyết định của EU.
“Lithuania không có lỗi. Lệnh cấm không phải biện pháp trừng phạt đơn phương của họ”.