Theo như có sự tham gia buổi tuần hành trước Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ là các thành viên của hàng chục tổ chức tôn giáo và nhân quyền đến từ nhiều quốc gia trong buổi tuần hành được đồng phối hợp bởi ba tổ chức 21Wilberforce, Jubilee Campaign và Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam (VN-CAT).
Các nhà hoạt động tuần hành trước Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ, ngày 28/6/2022. Photo Facebook Bàn tṛn Đa Tôn giáo Việt Nam.
Hôm 28/6 các nhà vận động cho tù nhân lương tâm tôn giáo Việt Nam đă tổ chức buổi tuần hành trước Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ để yêu cầu trả tự do cho các tù nhân tôn giáo đang bị giam cầm tại quốc gia độc đảng.
Các nhà vận động cho VOA biết rằng buổi tuần hành được sự ủng hộ mạnh mẽ của những người tị nạn tôn giáo trên thế giới đang định cư tại Hoa Kỳ, cũng như các tổ chức nhân quyền có văn pḥng trong khu vực thủ đô Washington, DC.
Buổi tuần hành được đồng phối hợp bởi ba tổ chức 21Wilberforce, Jubilee Campaign và Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam (VN-CAT). Tham gia buổi tuần hành này là các thành viên của hàng chục tổ chức tôn giáo và nhân quyền đến từ nhiều quốc gia.
Sự kiện “Tuần hành cho các tù nhân lương tâm tôn giáo”(March for RPCOCs) là hoạt động trong Chiến dịch Toàn cầu cho Tù nhân Lương tâm Tôn giáo, một trong các hoạt động của Hội nghị thượng đỉnh Tự do tôn giáo quốc tế kéo dài 3 ngày, từ ngày 28-30 tháng 6 ở thủ đô Hoa Kỳ.
Ông Tam Trương, đại diện cho tổ chức Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam, nói với VOA về việc tổ chức cuộc tuần hành này:
“Phái đoàn Việt Nam của chúng tôi đưa ra đề xướng và được sự đồng ư của ban tổ chức cũng như sự hưởng ứng của tất cả các thành viên đến từ các quốc gia khác. Hoạt động tuần hành trên đường phố này đi qua 10 ṭa đại sứ thuộc các quốc gia mà hiện nay đang c̣n giam cầm những tù nhân lương tâm chỉ v́ thực hành niềm tin tôn giáo của ḿnh.
“Phái đoàn này, số đông là người Việt Nam và có thêm những người đến từ các quốc gia có đàn áp tự do tôn giáo, sẽ gửi văn thư yêu cầu họ phải cải thiện về t́nh h́nh tự do tôn giáo, đồng thời phóng thích vô điều kiện các tù nhân lương tâm.”
Một đoạn video của VietV được đăng trên trang Facebook của Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam và các h́nh ảnh trên trang Facebook Bàn tṛn Đa tôn giáo Việt Nam cho thấy những người tuần hành đứng trước ṭa đại sứ Việt Nam mang chân dung của các tù nhân như nhà báo thanh niên Công giáo Nguyễn Văn Hóa, nhà hoạt động tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển, Mục sư Tin lành Y Yich, nhà truyền giáo Y Pum Bya, và tín đồ Phật giáo Ḥa Hảo Bùi Văn Trung. Những người này hiện đang thụ án tù tại Việt Nam.
Tuần hành ở thủ đô Washington DC về tự do tôn giáo, yêu cầu trả tự do cho các tù nhân tôn giáo, trong đó có Việt Nam, ngày 28/6/2022. Photo Facebook Bàn tṛn Đa Tôn giáo Việt Nam.
Trao đổi với VOA, ông Phan Quang Trọng, người đồng sáng lập tổ chức Vận động cho Đức tin và Công lư tại Việt Nam, cho biết về cuộc vận động yêu gọi trả tự do cho ông Nguyễn Văn Hóa:
“Chúng tôi đến đó lên tiếng, kêu gọi quốc tế biết về sự kiện Nguyễn Văn Hóa bị bắt vào năm 2017 với tội danh “Tuyên truyền chống phá nhà nước” thực tế là v́ thu thập các video công ty Formosa xả thải ở Hà Tĩnh.
“Hóa bị án tù 7 năm và 3 năm quản chế….Chúng tôi lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế, cộng đồng tự do tôn giáo yêu cầu nhà nước Việt Nam phải thả Hóa.”
VOA đă liên lạc Đại sứ quán Việt Nam tại Washington DC, yêu cầu cho ư kiến về cuộc tuần hành này, nhưng chưa được phản hồi.
Nhận định về t́nh h́nh tự do tôn giáo Việt Nam, ông Trọng cho biết:
“T́nh h́nh đàn áp tôn giáo tại Việt Nam rất rất là mănh liệt và càng ngày càng trở nên rất tinh vi, nhất là đối với các tổ chức Công giáo”.
Từ trước đến nay, chính quyền Việt Nam luôn bác bỏ việc đàn áp tôn giáo, hay việc giam cầm tù nhân lương tâm tôn giáo.
Hôm 10/6, báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam viết: “Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, xác định đây là nhu cầu tinh thần chính đáng của người dân”, nhưng nhấn mạnh rằng “tự do tôn giáo phải trong khuôn khổ pháp luật”.
Trang tin tuyên truyền của đảng cầm quyền cho rằng một số cá nhân, tổ chức lấy danh nghĩa “bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, đặc biệt là quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo để đưa ra những đánh giá “phiến diện, sai lệch, các luận điệu xuyên tạc, vu cáo ḥng can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, trong đó có Việt Nam”.