Tô Ma Lạt là một trường hợp hiếm hoi trong lịch sử nhà Thanh khi không phải là người hoàng tộc nhưng lại được Hoàng đế đặc cách an táng theo lễ nghi tại Thanh Đông lăng.
Vị cung nữ được Khang Hy kính trọng
Lịch sử Trung Quốc ghi chép lại rằng, Tô Ma Lạt vốn sinh ra trong một gia đ́nh nghèo khổ ở đại thảo nguyên Khoa Nhĩ Thấm. Tên thật của bà là Tô Mạt Nhi hoặc Tô Mạt Nhĩ, theo tiếng Mông Cổ nghĩa là "cái túi làm bằng lông thú".
Cuối thời vua Thuận Trị, đầu thời Khang Hy, bà đổi sang tên Măn Thanh là Tô Ma Lạt nghĩa là "túi tiền vừa". Vốn chỉ là cung nữ hầu hạ Thái Hoàng thái hậu nhưng cả hoàng thất nhà Thanh, bao gồm hoàng đế, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa... đều tôn kính gọi bà là Tô Ma Lạt cô.
Dù có xuất thân bần hàn nhưng Tô Ma Lạt lại rất thông minh và xinh đẹp. Năm bà khoảng 10 tuổi, Tô Ma Lạt lọt mắt xanh của quản gia ở phủ bối lặc Bát Nhĩ Tề Cát Đặc Bố, sau đó được chọn làm thị nữ, theo hầu Nhị Cách cách Mộc Bố Thái, người sau này trở thành Hiếu Trang Hoàng Thái Hậu.
Ảnh minh họa
Mặc dù xuất thân từ con nhà nông, nhưng Tô Ma Lạt lại rất thông minh, nói thông viết thạo cả tiếng Hán và tiếng Măn. Đặc biệt hơn, nét chữ của bà đẹp như in. V́ ưu điểm này mà Hiếu Trang Thái hậu đă lựa chọn Tô Ma Lạt làm thầy dạy chữ Măn đầu tiên cho cháu nội Khang Hy. Bản thân Khang Hy cũng nhiều lần thừa nhận ông viết chữ đẹp như thế là nhờ công ơn dạy dỗ của Tô Ma Lạt.
Bên cạnh đó, Tô Ma Lạt cũng rất khéo léo. Bà được c̣n được biết đến là một chuyên gia may vá. Những bộ y phục do chính tay bà làm luôn được tán dương, khen thưởng. Chính bà là người lên ư tưởng và thiết kế chính y phục cho nhà Thanh.
Đặc biệt là sau khi Hoàng Thái Cực - vị vua sáng lập nhà Thanh băng hà. Khi ấy Hiếu Trang Thái hậu chỉ mới 31 tuổi. Tô Ma Lạt v́ thương Hoàng hậu khi đó c̣n quá trẻ nên quyết định cả đời không lấy chồng, ở lại trong cung để theo hầu chủ nhân.
Trong suốt 80 năm sống trong cung điện, Tô Ma Lạt từ một thị nữ theo hầu, bà trở thành một người khiến cả Hoàng đế cũng kính trọng. Hiếu Trang Thái Hậu luôn coi Tô Ma Lạt như ruột thịt, không để ư đến xuất thân tầm thường của bà. Suốt 60 năm, cả hai đều chưa từng rời nhau nửa bước.
Tô Ma Lạt - cung nữ được Hoàng đế gọi 1 tiếng "ngạch nương"
Khang Hy Hoàng đế từng gọi Tô Ma Lạt một tiếng "ngạch nương" (mẫu thân), hay Hoàng đế Thuận Trị sau này cũng luôn giữ lễ khi nói chuyện với bà. Những điều đó đủ cho thấy thân phận của bà khác xa những thị nữ khác ở trong cung.
Năm Khang Hy thứ 26 (1687), Hiếu Trang Hoàng Thái Hậu qua đời, khi đó Tô Ma Lạt đă bước sang tuổi 70. Tuổi cao, thêm vào đó là sự mất mát quá lớn khiến bà đổ bệnh. Lo lắng cho "ngạch nương", Khang Hy Đế đă giao thập nhị a ca Dận Đào, khi đó mới 3 tuổi, cho bà nuôi nấng, bất chấp quy định của triều Thành, chỉ có cấp bậc Tần trở lên mới được nuôi dưỡng hoàng tử.
Báo đáp lại "ân huệ" đặc biệt này của Hoàng đế, bà hết mực yêu thương, nuôi dưỡng cho Hoàng tử. Nhờ sự chăm sóc, dạy bảo tận t́nh của Tô Ma Lạt, Đào Dận mau chóng trưởng thành, nhiều lần tham gia giải quyết việc chính sự. Tuy nhiên, trong khi nhiều huynh đệ khác bị cuốn vào cuộc chiến giành ngai vị, Đào Dận không một chút tơ tưởng. Cũng chính v́ vậy, ông đều được Khang Hy và Ung Chính hết sức trọng dụng.
Tuy nhiên, lịch sử ghi lại rằng Tô Ma Lạt có hai thói quen kỳ lạ khiến người ta ṭ ṃ nhất. Một là bà thích Phật pháp, tuổi già thường ăn chay. Những năm tháng cuối đời bà không tắm gội ǵ, riêng ngày Trừ tịch th́ lại tắm rửa, lấy nước tắm ấy tự uống vào, cho là phép sám hối vậy.
Thứ hai là suốt cuộc đời bà không bao giờ uống thuốc, ngay cả lúc bệnh nặng cũng không chịu dùng. Không ai hiểu lư do tại sao Tô Ma Lạt lại giữ được thói quen này suốt hàng chục năm dù bà có đặc quyền được tận hưởng sự xa hoa trong cung cấm. Chỉ biết Tô Ma Lạt vẫn luôn sống khỏe mạnh đến hơn 90 tuổi.
Khang Hy năm thứ 44 (1705), Tô Ma Lạt đổ bệnh nặng rồi qua đời. Khang Hy khi đó đang đi tuần, biết tin liền viết thư dặn các hoàng tử khoan nhập liệm để ông được gặp mặt Tô Ma Lạt lần cuối.
Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, vua đă để tang một người cung nữ. Khang Hy đă tự ḿnh lo liệu cho đám tang của Tô Ma Lạt. Khắp trong cung, ai cũng đau buồn khi chứng kiến sự ra đi của bà.
Linh cữu Tô Ma Lạt cũng được đặc biệt đặt ở gần linh cữu Hiếu Trang Thái Hoàng thái hậu. Sau khi Ung Chính lên ngôi, ngoài việc xây lăng mộ cho Hiếu Trang Thái Hoàng thái hậu, ông c̣n cho xây mộ của Tô Ma Lạt ngay gần đó mất gần 5 tháng mới xong. Cho đến nay, lăng mộ của bà vẫn là nơi thu hút rất nhiều khách đến ghé thăm khi tới Trung Quốc.