7/8
Năm 2012, ông Abe công bố nhóm chính sách kinh tế Abenomics và Womenomics để hồi sinh Nhật Bản sau 2 thập kỷ giảm phát.
Shinzo Abe là thủ tướng tại nhiệm lâu nhất Nhật Bản. Năm 2012, ông nhậm chức thủ tướng trong bối cảnh quốc gia này vẫn đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính 2008. Nhật Bản khi đó cũng đă trải qua 2 thập kỷ giảm phát và tăng trưởng chậm.
Để hồi sinh nền kinh tế, ông Abe triển khai Abenomics – nhóm chính sách kinh tế gồm 3 mũi tên là nới lỏng tài khóa, nới lỏng tiền tệ và cải tổ cấu trúc quy mô lớn. Năm 2013, chính phủ Nhật Bản công bố chi 10.300 tỷ yen (116 tỷ USD) cho cơ sở hạ tầng, xây đường bộ, nhà và cầu. Năm 2014, nước này bổ sung thêm 2 đợt kích thích nữa, trị giá 5.500 tỷ yen và 3.500 tỷ yen.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng vào cuộc với chương tŕnh mua lại tài sản chưa từng có tiền lệ. BOJ liên tiếp bơm tiền vào nền kinh tế, với tốc độ 80.000 tỷ yen mỗi năm, chủ yếu thông qua mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản. Năm 2016, cơ quan này c̣n lần đầu tiên hạ lăi suất xuống âm.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters
Abenomics nhờ đó đă có một số thành công nhanh chóng. Chương tŕnh kích thích khổng lồ của BOJ đă kéo niềm tin kinh doanh lên cao, góp phần khiến đồng yen yếu đi, giúp các hăng xuất khẩu Nhật Bản có thêm lợi nhuận, tăng lương và tạo thêm việc làm.
Tháng 6/2013, Nhật Bản lần đầu lạm phát sau hơn một năm, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,4%. Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2014, ông Shinzo Abe c̣n phát biểu: "Mùa xuân này, lương của người lao động sẽ tăng, kéo tiêu dùng lên theo. Nhật Bản không c̣n ở thời kỳ chạng vạng nữa, mà đă bước sang b́nh minh".
Năm 2017, Nhật Bản ghi nhận chuỗi tăng trưởng quư dài nhất kể từ năm 2001. David Kuo - Giám đốc Motley Fool Singapore khi đó nhận xét số liệu này cho thấy "nới lỏng định lượng có tác dụng tại Nhật Bản". Đây là kết quả sau hơn 4 năm nước này thực hiện Abenomics.
Cải tổ quản trị doanh nghiệp cũng thu hút lượng lớn ḍng tiền từ nước ngoài. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại với cổ phiếu niêm yết tại Nhật Bản cũng lên kỷ lục 31,7% năm 2014, so với 28% năm 2012.
Dù vậy, mục tiêu cải tổ cấu trúc trong Abenomics không được giới phân tích đánh giá cao. "Cải tổ cấu trúc là thất bại của Abenomics", Samuel Tombs – kinh tế trưởng tại Pantheon Macroeconomics nhận xét, "Kể cả chính sách cải cách nhập cư của chính phủ năm 2019 cũng gần như không thực hiện được".
Bên cạnh đó, sau nhiều năm thực hiện Abenomics, t́nh trạng lạm phát thấp tại Nhật Bản vẫn không cải thiện đáng kể, cách xa mục tiêu 2% của BOJ. Lạm phát trung b́nh giai đoạn 2000 – 2020 của nước này chỉ khoảng 0,1%. Các chiến lược tăng trưởng của ông Abe cũng chịu tác động từ đợt nâng thuế năm 2019 và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Giới quan sát tại Nhật Bản th́ cho rằng Abenomics đă lao đao từ lâu. Sự xuất hiện của đại dịch có lẽ đă đặt dấu chấm hết cho chương tŕnh này, khi nền kinh tế bị nhấn ch́m vào suy thoái.
Covid-19 giáng đ̣n mạnh vào cuộc thử nghiệm của Abenomics nhằm đảo ngược "tâm lư giảm phát" tại Nhật Bản. Các doanh nghiệp và hộ gia đ́nh nước này vẫn kiềm chế chi tiêu do kỳ vọng tăng trưởng GDP sẽ thấp và lương giữ nguyên.
GDP Nhật Bản giảm kỷ lục trong quư II/2020, về 507.000 tỷ yen (4.800 tỷ USD). Mức này chỉ tương đương năm 2013 và kém xa mục tiêu 600.000 tỷ yen của ông Abe.
"Kinh tế Nhật Bản lẽ ra đă có thể tốt hơn sau Abenomics. Nhưng chính sách này không đủ để thay đổi mạnh tâm lư của người dân", Yoshiki Shinke – kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life nhận xét.
Sau khi ông Abe từ chức năm 2020, Abenomics vẫn tiếp tục được thực hiện dưới thời cựu Thủ tướng Yoshihide Suga và Thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida. Dù vậy, kinh tế Nhật Bản chưa được cải thiện rơ rệt. Thậm chí, chính sách này c̣n đang bộc lộ nhiều điểm yếu.
Trong bối cảnh hàng loạt nền kinh tế lớn trên thế giới nâng lăi suất để gh́m lạm phát, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vẫn giữ lăi suất ở mức quanh 0% để kích thích kinh tế. Việc này khiến yen Nhật mất giá so với USD, kéo chi phí sinh hoạt của người dân lên cao. Và dù Abenomics tạo ra nhiều việc làm, đa phần là việc không thường xuyên.
Ngoài Abenomics, ông Abe c̣n khởi xướng Womenomics, nhằm tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào thị trường lao động. Năm 2020, tỷ lệ này là 73%.
Chính phủ Nhật Bản cũng yêu cầu các doanh nghiệp tăng bổ nhiệm phụ nữ vào các vị trí lănh đạo. Họ cho rằng việc tăng thu nhập và địa vị cho phụ nữ cũng sẽ làm tăng tỷ lệ sinh, tương tự các nước như Thụy Điển hay Đan Mạch. Dù vậy, giới quan sát cho rằng thành công của chính sách này đến nay là không đáng kể.
|