Khi xem bức tranh Mona Lisa của danh họa Leonardo Da Vinci, nhiều người có những cảm nhận khác nhau khi đứng ở các góc độ. Theo đó, nàng Mona Lisa lúc cười, lúc không cười, khi rạng rỡ nhưng cũng có lúc đượm buồn.
Bức tranh Mona Lisa là kiệt tác nổi tiếng của họa sĩ Leonardo Da Vinci. Theo các chuyên gia, Da Vinci đã hoàn thành bức chân dung này trên gỗ dương từ năm 1503 tại Florence, Italy.
Mẫu nữa trong bức tranh Mona Lisa được cho là một thành viên của gia đình Gherardini xứ Florence và Tuscany - vợ của thương gia buôn lụa giàu có Francesco del Giocondo.
Hiện bức tranh Mona Lisa được trưng bày trong bảo tàng Louvre ở Paris. Mỗi năm, bảo tàng này thu hút hàng triệu du khách đến thưởng lãm tác phẩm nghệ thuật lừng danh của thế giới.
Mỗi năm, hàng triệu du khách đã đến bảo tàng Louvre và ngắm nhìn kiệt tác hội họa của Da Vinci.
Sau khi xem tranh, nhiều người có những cảm nhận khác nhau về biểu cảm của nàng Mona Lisa khi xem tranh ở những góc độ và thời gian khác nhau.
Một số người thấy nàng Mona Lisa cười nhưng cũng có nhiều người thấy nàng không cười. Lúc thì Mona Lisa trông rạng rỡ nhưng cũng có người thấy người này toát lên vẻ đượm buồn.
Trước sự việc này, các nhà nghiên cứu cho rằng sở dĩ nhiều người có cảm nhận khác nhau về biểu cảm của Mona Lisa là do họa sĩ Da Vinci đã sử dụng kỹ thuật được ông tự học tên là "Sfumato".
Da Vinci đã pha trộn nhiều chất màu sơn đặc biệt khác nhau, nhất là ở khu vực góc mắt, miệng của nàng Mona Lisa. Do vậy, mỗi lần nhìn ở những góc độ khác nhau, khán giả sẽ cảm nhận được những biểu cảm không giống nhau.
Ngoài ra, vào năm 2005, các nhà khoa học ở Amsterdam, Hà Lan đã sử dụng các phần mềm để xác định biểu hiện trên khuôn mặt của Mona Lisa.
Thông qua các thuật toán của các phần mềm, nhóm chuyên gia nhận được kết quả: biểu hiện trên gương mặt Mona Lisa có 83% hạnh phúc, 9% phẫn nộ, 6% sợ hãi và 2% tức giận. Theo đó, biểu cảm trên gương mặt Mona Lisa vô cùng phức tạp, liên tục thay đổi khi người xem đứng ở góc độ khác nhau.