7/24
Đợt nắng nóng bất thường ở châu Âu đang cho thấy những ǵ có thể xảy ra, và những ǵ sẽ xảy ra bởi biến đổi khí hậu.
Văn pḥng Khí tượng Vương quốc Anh đă tuyên bố “cảnh báo đỏ” đầu tiên về nắng nóng đặc biệt vào cuối tuần qua. Trong khi đó, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh đă nâng mức cảnh báo nhiệt lên mức số 4, gây ra t́nh trạng khẩn cấp quốc gia. Vương quốc Anh đă phá kỷ lục quốc gia về nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận: 42,1 độ C, hay 108 độ F.
Ở xứ sở sương mù này, người Anh thường coi một đợt nắng nóng như một cơ hội để đi chơi dưới ánh nắng, nhưng lần này th́ khác, đây không phải là thời tiết lư tưởng để đi chơi mà phải chui rúc trong nhà để tránh khí nóng, kéo rèm cửa sổ xuống, đóng kín cửa và mở quạt hay máy lạnh.
Cái nóng khủng khiếp ở Anh đă làm gián đoạn các chuyến tàu và chuyến bay. Các bệnh viện đang chuẩn bị cho một loạt thương vong liên quan đến nắng nóng và các trường hợp nhiễm mới Covid-19 cũng đang tăng lên.
Nước Pháp đă phá vỡ hơn 100 kỷ lục nhiệt độ nóng của thời đại trên khắp đất nước trong tuần qua. Nhu cầu năng lượng đang tăng vọt cùng với việc người dân muốn giải nhiệt, chính phủ Pháp phải cắt giảm sản lượng điện hạt nhân do các con sông được sử dụng để làm mát các nhà máy điện đă trở nên quá nóng. Phần lớn các nước Âu Châu đang phải đối phó với t́nh trạng giá năng lượng tăng vọt sau khi Nga xâm lược Ukraine khiến các nước giảm sử dụng dầu và khí đốt của Nga.
Chính phủ Tây Ban Nha ước tính đă có hơn 500 người trên toàn quốc chết v́ nắng nóng chỉ trong hai ngày cuối tuần. Nhiệt độ cao đang thúc đẩy sự gia tăng ô nhiễm tầng ozone . Nắng nóng và thời tiết khô hạn cũng đă tạo các đám cháy rừng, và các ngọn lửa đă bùng phát ở Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, các ngọn lửa tàn phá nhà cửa, đường xá và xe lửa trong khi buộc hàng ngh́n người phải di tản.
Đợt nắng nóng mới đây nhất đổ chụp xuống các nước Âu Châu là một lời nhắc nhở rằng các thảm họa có thể đến bất cứ lúc nào. Từ đại dịch Covid-19, cuộc chiến ở Ukraine, và những căng thẳng kinh tế do lạm phát đang khiến nhiều quốc gia gặp khó khăn hơn trong việc ứng phó với thời tiết khắc nghiệt và làm tăng thêm thiệt hại của nó.
Nắng nóng gay gắt trong tuần này trên khắp Âu Châu thực sự là điều bất thường đối với châu lục này, nhưng không có ǵ đáng ngạc nhiên đối với các nhà khoa học đă cảnh báo trong nhiều năm rằng các đợt nắng nóng gay gắt và thường xuyên hơn là một trong những hậu quả trực tiếp nhất của biến đổi khí hậu.
Mặc dù các quốc gia ở Âu Châu đa phần là các quốc gia sung túc, giàu có, nhưng nắng nóng vẫn là mối đe dọa lớn đối với con người và cơ sở hạ tầng. Khí hậu ôn ḥa b́nh thường trước đây kéo dài mấy thế kỷ của Âu Châu có nghĩa là nhiều gia đ́nh và doanh nghiệp đă không đầu tư vào máy điều ḥa không khí. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, ít hơn 5% các ngôi nhà trên khắp Âu Châu Âu có máy điều ḥa nhiệt độ.
Và so với những người sống ở vùng khí hậu ấm hơn như ở Châu Á với nhiệt độ trung b́nh luôn ở mức trên dưới 30 độ C, bản thân người châu Âu cũng khó thích nghi với nhiệt độ khắc nghiệt v́ họ đă quen với khí hậu ôn ḥa có bốn mùa rơ rệt, Xuân Hạ Thu Đông từng ổn định trong một thời gian khá dài.
Các nước Âu Châu cũng đô thị hóa cao. Khoảng 72% cư dân Liên minh Âu Châu sống ở các thành phố, thị trấn và vùng ngoại ô. Bê tông, kính và thép của môi trường đô thị và sự thiếu hụt không gian xanh của cây cối đă biến các thành phố thành những ḥn đảo nhiệt luôn nóng hơn môi trường xung quanh.
Một khía cạnh đặc biệt nguy hiểm của đợt nắng nóng hiện tại là thời tiết vẫn luôn ấm ngay cả sau khi mặt trời lặn. Vương quốc Anh vừa phá kỷ lục về nhiệt độ nóng nhất được ghi nhận vào ban đêm. Ở nhiều nơi trên thế giới, nhiệt độ ban đêm tăng nhanh hơn nhiệt độ ban ngày.
Lục địa Âu Châu đă từng có những đợt nắng nóng, nhưng đợt nóng hiện tại đang được xem là rất nguy hiểm, đáng báo động.
Phần lớn các quốc gia Âu Châu vẫn bị ám ảnh bởi đợt nắng nóng năm 2003 đă khiến hơn 70.000 người bị thiệt mạng. Dù ngày nay, chúng ta có những công cụ dự báo thời tiết tốt và chính xác hơn đă cứu sống nhiều người ở Âu Châu. Nhưng với việc đi lại bị gián đoạn với cái nóng khủng khiếp, số người đến bệnh viện ngày càng tăng và năng suất lao động bị giảm sút, nắng nóng vẫn gây ra thiệt hại về kinh tế và xă hội ngày càng tăng.
Tất nhiên, lục địa Âu Châu không phải là nơi duy nhất bị sóng nhiệt vào mùa hè này. Phần lớn nước Mỹ cũng đang phải đối mặt với đợt nắng nóng khiến cháy rừng trở nên tồi tệ hơn và gây ra nguy cơ mất điện, trong khi Ấn Độ và Pakistan đă chứng kiến một đợt nắng nóng lớn trên khắp khu vực vào tháng Năm.
Đợt nắng nóng hiện tại vẫn chưa kết thúc và sẽ mất một thời gian để so sánh các dự đoán về khí hậu với kết quả thực tế. Các nhà nghiên cứu cũng đang t́m hiểu chính xác mức độ biến đổi khí hậu do con người gây ra đă khiến nó trở nên tồi tệ hơn như thế nào.
Các nhà dự báo uy tín đă từng cho rằng, đến năm 2052, có thể lục địa Âu Châu sẽ đón nhận những cái nóng khủng khiếp lên đến 43 độ C, tương đương với 109 độ F thường xuyên, nhiều ngày hơn, nhưng không ai ngờ, điều này đă xảy ra, những ǵ họ dự đoán đă đến trước hơn 30 năm.
|