Sáng 27/7 (theo giờ địa phương), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã công bố tăng lãi suất thêm 0,75%, lần thứ 2 liên tiếp, nhằm chống lại lạm phát mà không gây ra suy thoái.
Đúng như dự đoán, sáng 27/7 (giờ địa phương) Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất thêm 0,75%, lần thứ hai liên tiếp, để đối phó lạm phát tồi tệ nhất nhiều thập kỷ.
Như vậy, lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện dao động trong khoảng 2,25% - 2,5%. Đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 12/2018.
Động thái tăng lãi suất với mức 0,75% liên tiếp trong hai tháng qua là hành động cứng rắn nhất của Fed kể từ khi cơ quan này bắt đầu sử dụng lãi suất vay qua đêm làm công cụ chính của chính sách tiền tệ vào đầu những năm 1990. Mức tăng 0,75% là lớn nhất kể từ năm 1994. Đây cũng là lần đầu tiên Fed nâng lãi ở mức này trong 2 lần liên tiếp.
Chủ tịch FED Jerome Powell. (Ảnh: Reuters)
Đây là động thái chưa từng có và điều này khẳng định Fed sẵn sàng thúc đẩy nền kinh tế để kiềm chế chi phí gia tăng đối với người Mỹ trong bối cảnh giá cả tăng cao nhất kể từ những năm 1980.
Lãi suất tham chiếu tăng sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ. Do nó sẽ kéo hàng loạt lãi suất lên cao, như lãi vay mua nhà, mua ô tô, lãi thẻ tín dụng và vay kinh doanh, từ đó làm giảm tốc nền kinh tế.
Theo các quan chức Fed cho biết trong một tuyên bố chính thức: “Các chỉ số về chi tiêu và sản xuất gần đây đã giảm bớt. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng việc vẫn rất mạnh trong những tháng gần đây. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp. Lạm phát thì đang tăng tốc, phản ánh sự mất cân bằng cung – cầu do đại dịch, giá lương thực, nhiên liệu cao và nhiều sức ép giá trên diện rộng".
Trong những tháng trước, FED đã ghi nhận giá năng lượng tăng cao, nhưng đây là tháng đầu tiên họ đưa chi phí thực phẩm vào phân tích của mình.
Khi đại dịch lần đầu xuất hiện tại Mỹ, Fed đã tung ra một loạt các biện pháp khẩn cấp để hỗ trợ nền kinh tế, bao gồm giảm lãi suất xuống 0%, khiến nước này gần như được miễn phí khi vay tiền. Dù các chính sách nới lỏng tiền tệ này đã khuyến khích hộ gia đình và doanh nghiệp chi tiêu, nhưng nó cũng thổi bùng lạm phát và phần nào khiến nền kinh tế tăng trưởng quá nóng như hiện nay.
Giờ đây, nền kinh tế không còn cần sự hỗ trợ từ Fed, ngân hàng trung ương đã và đang thực hiện các bước để dần giảm tốc bằng các đợt nâng lãi suất liên tiếp kể từ tháng 3. Câu hỏi hiện tại là liệu Fed có thể ghìm lạm phát mà không đẩy Mỹ vào suy thoái hay không?
Tuy nhiên, Chủ tịch Fed Jerome Powel không cho rằng nền kinh tế Mỹ đang rơi vào suy thoái, mặc dù tăng trưởng âm trong quý I và được dự báo kém khả quan trong quý II.
"Tôi không nghĩ rằng Mỹ hiện đang suy thoái và lý do là có quá nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đang hoạt động tốt" - Chủ tịch Fed Jerome Powel khẳng định.
Trong 11 chu kỳ thắt chặt trước, Fed chỉ tránh suy thoái được 3 lần. Trong các chu kỳ đó, lạm phát đều thấp hơn bây giờ. Đó là điều khiến giới phân tích và thị trường lo lắng./.