Bà Nancy Pelosi có kế hoạch sẽ dẫn đầu một phái đoàn nghị sĩ đến thăm Đài Loan, Nhật, Singapore, Indonesia và Malaysia.
Đoàn quan chức dự kiến cũng thăm Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương của quân đội Mỹ tại Hawaii. Đơn vị chỉ huy chịu trách nhiệm giám sát hoạt động quân sự của quân đội Mỹ tại châu Á.
Tưởng chừng như đây chỉ là một chuyến công du “b́nh thường” của các quan chức cấp cao Mỹ, song việc bà Pelosi dự định đến thăm Đài Loan đă thu hút sự chú ư từ cả chính quyền Washington lẫn Bắc Kinh.
Chính phủ Mỹ không ủng hộ
Chính quyền Tổng thống Joe Biden không ủng hộ kế hoạch của bà Pelosi.
Theo ông Koichi Sobe - cựu tư lệnh đơn vị bộ binh thuộc Lực lượng pḥng vệ Nhật - chính quyền Tổng thống Biden đă cố gắng giữ kín thông tin các chuyến công du nước ngoài nhạy cảm của quan chức cấp cao.
“Việc thông tin chuyến đi của Chủ tịch Hạ viện Pelosi bị tiết lộ trước ngày khởi hành không giống với phong cách của chính quyền ông Biden. Có lẽ v́ thế, dường như Nhà Trắng không quá nhiệt t́nh với chuyến thăm”.
Hôm 21-7, Tổng thống Biden cho biết giới cố vấn quân sự của ông phản đối kế hoạch thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ.
"Quân đội cho rằng chuyến thăm diễn ra lúc này không phải ư tưởng hay. Nhưng tôi cũng không biết kế hoạch đó giờ như thế nào".
B́nh luận của Tổng thống Biden được đưa ra hai ngày sau khi chính quyền Trung Quốc (TQ) cảnh báo chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi có thể sẽ gây tổn hại lớn cho quan hệ Trung-Mỹ.
Một ngày sau khi Tổng thống Biden tiết lộ sự phản đối của quân đội Mỹ, các hăng truyền thông đă đề nghị bà Pelosi cho biết về kế hoạch thăm Đài Loan.
"Tôi sẽ không thảo luận về các kế hoạch thăm viếng của ḿnh. Đó là vấn đề an ninh" - bà tuyên bố.
Về lư do lực lượng quốc pḥng Mỹ phản đối chuyến thăm, bà Pelosi cho rằng có lẽ điều Tổng thống Biden muốn truyền đạt là quân đội Mỹ sợ máy bay chở bà “có thể bị TQ bắn rơi".
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự nhận định khả năng TQ bắn rơi một máy bay quân sự Mỹ đang chở người thứ hai trong danh sách kế nhiệm tổng thống là điều không tưởng.
Trung Quốc đe doạ
TQ liên tục phản đối và cảnh báo sẽ có hậu quả nếu Chủ tịch Hạ viện Mỹ thực sự đến thăm Đài Loan.
Trước đó, hôm 19-7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ Triệu Lập Kiên yêu cầu Mỹ không tổ chức chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi, tờ South China Morning Post đưa tin. Theo ông Triệu, chuyến thăm sẽ "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của TQ".
"Nếu Mỹ vẫn cứng đầu làm như vậy, TQ chắc chắn sẽ có các biện pháp kiên quyết và mạnh mẽ nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ quốc gia" - ông Triệu cảnh báo.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ khẳng định Mỹ sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho mọi hậu quả mà chuyến thăm gây ra.
Trong cuộc họp báo thường kỳ hai ngày sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Uông Văn Bân cũng nhấn mạnh chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi sẽ "vi phạm nghiêm trọng" nguyên tắc Một TQ mà chính phủ Mỹ đă cam kết tôn trọng.
"Nếu phía Mỹ kiên quyết tổ chức chuyến thăm, TQ sẽ có hành động mạnh mẽ, cương quyết có biện pháp trả đũa. Chúng tôi nói là sẽ làm".
Những nỗ lực hàn gắn quan hệ
Những mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Washington liên quan kế hoạch đến thăm Đài Loan của bà Pelosi diễn ra trong thời điểm cả hai nước đang xích lại gần nhau hơn cả về ngoại giao và quốc pḥng để giảm bớt căng thẳng.
Sau thời gian khá dài thưa thớt trong liên lạc th́ Mỹ và TQ gần đây có nhiều cuộc gặp và liên lạc cấp cao.
Ngày 9-7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Ngoại giao TQ Vương Nghị có cuộc gặp kéo dài 5 tiếng đồng hồ bên lề Hội nghị bộ trưởng G20 ở Bali (Indonesia). Ngày 7-7, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ - tướng Mark Milley điện đàm với Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương TQ Lư Tác Thành.
Ngày 10-6, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Lloyd Austin gặp Bộ trưởng Quốc pḥng TQ Ngụy Phượng Ḥa tại sự kiện Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Ngày 13-6, Chủ nhiệm Văn pḥng Ủy ban Công tác ngoại sự Trung ương đảng Cộng sản TQ Dương Khiết Tŕ gặp cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ở Luxembourg.
Theo hăng tin Bloomberg, các cuộc gặp là dấu hiệu mới nhất cho thấy các nhà lănh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang cố gắng giữ thông tin liên lạc cấp cao dù căng thẳng có đang âm ỉ. Mặc dù là đối thủ chiến lược chính, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn là đối tác thương mại lớn của nhau.
Trong bài viết trên trang Asia Times, chuyên gia David P. Goldman (Mỹ) cho rằng có lẽ ví dụ khủng khiếp về cuộc chiến ở Ukraine là một phần lư do khiến Mỹ và TQ không muốn căng thẳng thêm với nhau. Mỹ biết rằng ḿnh không thể làm tê liệt hoặc cô lập Nga, c̣n TQ biết rằng sẽ phải chịu tổn thất không nhỏ khi đối đầu với Mỹ.
Từ các cuộc gặp cấp cao vừa rồi, có ư kiến cho rằng quan hệ Mỹ - Trung sắp ấm lại. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng không đơn giản v́ giữa hai bên c̣n nhiều điểm nóng bất đồng. Và chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi có thể sẽ làm trầm trọng thêm điều này.
Và mối lo ngại này cũng đă xuất hiện trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch TQ Tập Cận B́nh vào hôm 28-7, khi ông Tập cảnh báo ông Biden không nên “đùa với lửa” khi căng thẳng gia tăng về Đài Loan.
Đáp lại, theo Nhà Trắng, ông Biden khẳng định chính sách Mỹ về Đài Loan không thay đổi và Washington luôn phản đối những nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng hoặc phá hoại ḥa b́nh và ổn định trên eo biển Đài Loan.
Chuyên gia nhận định ǵ về tác động chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi?
Chuyến thăm của bà Pelosi, nếu thành sự thực, sẽ diễn ra trong thời điểm rất nhạy cảm, đặc biệt với TQ. Chủ tịch Tập Cận B́nh đang chuẩn bị tham dự hội nghị Bắc Đới Hà, với sự có mặt của các nguyên lănh đạo đảng Cộng sản TQ.
Cuộc họp, tổ chức tại một khu nghỉ dưỡng cùng tên tại tỉnh Hà Bắc, là nơi giới lănh đạo đảng đương chức và về hưu đánh giá hoạt động của chính phủ hiện tại, bàn về các vấn đề trọng đại của đất nước.
Một phần lư do Bắc Kinh muốn sớm tổ chức hội đàm trực tuyến giữa ông Tập và ông Biden là nhằm thể hiện rằng giới lănh đạo hiện nay đang quản lư tốt quan hệ với Mỹ theo nguyên tắc b́nh đẳng.
Chính v́ vậy, chuyến thăm của bà Pelosi tới Đài Loan sẽ tác động đến thể diện của TQ. Bắc Kinh khi đó sẽ không có lựa chọn khác ngoài biện pháp đáp trả cứng rắn, gia tăng nguy cơ leo thang căng thẳng giữa hai nước.
Ông Ryan Hass - chuyên gia tại Viện nghiên cứu Brookings (Mỹ)- cho rằng cần đánh giá lại thời điểm chuyến thăm của bà Pelosi. Nếu bà đặt chân đến Đài Loan vào đầu tháng 8, sát ngày kỷ niệm thành lập quân đội TQ cũng như thời gian tổ chức Bắc Đới Hà, có khả năng Bắc Kinh sẽ phản ứng ở mức dữ dội nhất.
"Bà Pelosi có thể công khai ủng hộ Đài Loan trong tháng 8 và hứa hẹn thăm trong tương lai. Bất kể điều ǵ xảy ra trong bầu cử giữa nhiệm kỳ, bà ấy vẫn sẽ là Chủ tịch Hạ viện cho đến ngày 3-1-2023. Bà ấy vẫn có thể thăm Đài Loan với tư cách Chủ tịch Hạ viện vào cuối năm, thời gian đó sẽ bớt gây ra phản ứng hơn" - ông Hass nhận định.
Ông nhấn mạnh thêm rằng mục tiêu của Mỹ kể từ thập niên 1950 là duy tŕ ḥa b́nh, ổn định tại eo biển Đài Loan.
"Trong trường hợp muốn tăng cường mức độ can dự của Mỹ với Đài Loan, nên tiến hành theo cách nhằm đạt được mục tiêu, chứ không phải tạo ra những thách thức công khai với Bắc Kinh".
Ông Derek Grossman - chuyên gia quốc pḥng tại tập đoàn RAND (tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái toàn cầu) - cho rằng chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi "đẩy các bên vào thế khó".
Theo ông, TQ sẽ phải phản ứng hoặc bị ảnh hưởng uy tín, c̣n với Đài Loan, ḥn đảo có nguy cơ bị Bắc Kinh trả đũa nếu chuyến đi diễn ra. Trong trường hợp chuyến đi bị huỷ vào phút chót, quan hệ giữa Đài Loan và Washington sẽ sứt mẻ.
C̣n với Mỹ, nước này sẽ bị xem là bên khiến căng thẳng leo thang không cần thiết nếu chuyến đi diễn ra, song nếu chuyến đi bị hủy, nhiều người sẽ cho rằng Washington đang nhượng bộ trước sức ép của Bắc Kinh.
“Mọi việc đều có thể xảy ra vào thời điểm xấu hoặc thời điểm cực kỳ tồi tệ, và kế hoạch thăm Đài Loan của bà Pelosi chắc chắn là vế thứ hai. Điều đáng lo ngại là việc bà Pelosi đến Đài Loan có thể khiến những nỗ lực hàn gắn của hai bên trở thành công cốc”.