Trong Dự luật giảm lạm phát (IRA) vừa được Thượng viện Mỹ thông qua, có một khoản ngân sách khổng lồ dành cho vấn đề biến đổi khí hậu. Đây là một điều vô cùng hiếm hoi ở Thượng viện trong 34 năm qua.
"Chướng ngại vật" Thượng viện
Hôm 7-8, Thượng viện Mỹ đă thông qua Dự luật giảm lạm phát (IRA) với tỉ lệ sít sao 51-50, trong đó có khoản đầu tư trị giá 433 tỉ USD liên quan đến khí hậu, thuế và chăm sóc sức khỏe.
369 tỉ USD trong số này dành cho an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu.
Dự luật IRA sẽ được gửi trở lại Hạ viện vào tuần này nơi Đảng Dân chủ chiếm đa số. Gần như chắc chắn nó sẽ được Hạ viện thông qua trước khi được Tổng thống Joe Biden kư ban hành.
Theo báo The Washington Post, đây được xem là thắng lợi lớn của Tổng thống Mỹ Joe Biden và phe Dân chủ trước thềm kỳ bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.
"Việc thông qua dự luật được coi là một chiến thắng cho những người đă phải chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những người có nguy cơ mất nhà cửa, thậm chí là tính mạng của họ khi điều kiện sống của họ trở nên tồi tệ hơn dưới tác động của biến đổi khí hậu", ông Ben King, phó giám đốc Viện nghiên cứu Rhodium Group (Mỹ), nhận định.
Nếu nh́n lại lịch sử, các dự luật và thỏa thuận về khí hậu luôn được coi là vấn đề gây tranh căi và gặp rất nhiều rào cản ở Thượng viện Mỹ trong hơn 34 năm qua.
Thượng viện Mỹ được xem là chướng ngại vật ngăn quốc hội thông qua các dự luật về biến đổi khí hậu. Đây là viện thường có số lượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng ḥa cao hơn so với Đảng Dân chủ. Theo tạp chí The Atlantic, các đạo luật tiến bộ như về an ninh năng lượng hay biến đổi khí hậu luôn bị phe bảo thủ của Đảng Cộng ḥa chỉ trích và phản đối dữ dội.
Theo đó, Thượng viện Mỹ có một số quyền lực đặc biệt mà Hạ viện Mỹ không có. Trong đó có việc tán thành các hiệp ước, dự luật, đạo luật như là điều kiện tiên khởi trước khi chúng được chuyển cho Hạ viện bỏ phiếu và tổng thống Mỹ kư ban hành thành luật.
"Bạn không thể bắt các nghị sĩ ở Thượng viện làm bất cứ điều ǵ. Trong 34 năm, sự thất bại đặc biệt của Thượng viện trong việc giải quyết vấn đề về biến đổi khí hậu đă định h́nh gần như mọi khía cạnh của chính sách và chính trị ở đây", Robinson Meyer, biên tập viên của tạp chí The Atlantic, chia sẻ.
Theo The Atlantic, biến đổi khí hậu ra đời như một vấn đề chính trị hiện đại tại Thượng viện Mỹ. Vào năm 1988, tiến sĩ James E. Hansen, cựu giám đốc Viện Nghiên cứu không gian của NASA, từng cảnh báo trước một ủy ban của Thượng viện Mỹ rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu, vốn trước đây chỉ được coi là giả thuyết không có thật, đang diễn ra trong ḷng nước Mỹ.
Một phiên họp của Thượng viện Mỹ về việc bỏ phiếu ngăn chặn thỏa thuận bán vũ khí của Mỹ cho Saudi Arabia vào năm 2019 - Ảnh: REUTERS
"Chúng tôi chưa bao giờ thấy Thượng viện thông qua bất kỳ một dự luật khí hậu lớn nào trong lịch sử. Điều đó khiến chúng tôi nghĩ rằng việc thông qua các dự luật về khí hậu gần như không thể trong nhiều thập kỷ qua", giáo sư Leah Stokes, khoa chính trị - khoa học tại Đại học California Santa Barbara, nhận xét.
Các dự luật bất thành
Năm 1992, Tổng thống Bill Clinton đề xuất dự luật có tên gọi "thuế BTU", một khoản phụ phí đánh vào các công ty trong ngành sản xuất năng lượng được cho sẽ góp phần cắt giảm lượng khí thải của Mỹ. Hạ viện Mỹ đă thông qua đề xuất, nhưng Thượng viện không chấp nhận.
Năm 1997, Thượng viện Mỹ đă bỏ phiếu với tỉ lệ phiếu chống áp đảo 95-0 để ngăn Mỹ tham gia Nghị định thư Kyoto, nỗ lực đầu tiên của Liên Hiệp Quốc về một hiệp ước quốc tế chống biến đổi khí hậu.
Đến năm 2001, Tổng thống George W. Bush nhậm chức với lời hứa đưa ra một đạo luật hạn chế việc phát thải bốn chất gây ô nhiễm không khí, trong đó có nitơ oxit, lưu huỳnh đioxit, thủy ngân, và carbon dioxide.
Tuy nhiên, dưới áp lực mạnh mẽ từ các thành viên Đảng Cộng ḥa bảo thủ ở Thượng viện và các nhóm công nghiệp, ông Bush "con" quyết định đảo ngược lời hứa này.
Theo báo New York Times, quyết định này khiến các nhóm bảo vệ môi trường và một số thành viên Đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ tức giận và cho rằng đó là một sự phản bội lớn.
Ở chiều ngược lại, các nghị sĩ bảo thủ thuộc Đảng Cộng ḥa hoan nghênh động thái của ông Bush "con" v́ coi đây là một tác hại tiềm tàng đối với ngành công nghiệp năng lượng và nền kinh tế Mỹ.
Theo đó, dự luật cho phép các chính sách năng lượng của Mỹ, về bản chất sẽ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư Kyoto trước đó mà Mỹ không tham gia.
Ông Matto Mildenberger, nhà khoa học chính trị Mỹ, cho biết: "Ngay cả các tài liệu bí mật cũng tiết lộ rằng ông Bush sẽ thực hiện dự luật. Tuy nhiên, kế hoạch này đă đổ bể vào phút chót trước một phần v́ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các thượng nghị sĩ Đảng Cộng ḥa bảo thủ ở Thượng viện".
Vài năm sau đó, các Thượng nghị sĩ Đảng Cộng ḥa là John McCain và Joe Lieberman đă giới thiệu một dự luật nhằm tạo ra một thị trường mới để buôn bán khí thải carbon, được xem là dự luật khí hậu lưỡng đảng tiến bộ nhất từng được đề xuất tại Quốc hội. Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ lại không thông qua.
Đến năm 2009, với cam kết giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trong bài phát biểu nhậm chức, Tổng thống Barack Obama đưa ra đạo luật về tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu và khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Một lần nữa, đạo luật đó bị chặn toàn diện tại Thượng viện Mỹ.