Nếu không thể mang thai trong thời gian dài, các đôi nên đi thăm khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm sinh sản hoặc tiến hành điều trị vô sinh…
Đi khám chuyên khoa
Đây là điều các đôi vợ chồng nên làm đầu tiên khi cảm thấy ḿnh khó mang thai. Trước khi đi thăm khám, chị em hăy ghi lại một số thông tin để cung cấp cho bác sĩ như: chu kỳ kinh nguyệt trong 6 tháng gần nhất, biểu đồ nhiệt độ cơ bản của cơ thể (BBT), kết quả xét nghiệm sinh sản gần đây (nếu có), các loại thuốc đang sử dụng (có thể liệt kê cả của chồng), các triệu chứng nghi ngờ vô sinh...
Ngoài ra, nếu có bất kỳ câu hỏi nào chị em có thể chia sẻ với bác sĩ, ngay cả một số vấn đề nhạy cảm như quan hệ t́nh dục đau đớn, giảm ham muốn t́nh dục hoặc các vấn đề liên quan tới chồng. Có tới 40% trường hợp hiếm muộn là do vô sinh nam.
Phụ nữ khó thụ thai nên t́m gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và t́m ra nguyên nhân. Ảnh: Adobe Stock
Xét nghiệm khả năng sinh sản
Các xét nghiệm khả năng sinh sản cơ bản có thể bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm đầu ḍ âm đạo, nội soi ổ bụng và phân tích tinh dịch (với nam giới). Bác sĩ cũng có thể tiến hành kiểm tra tổng quan sức khỏe vùng chậu và một số xét nghiệm để loại trừ khả năng chị em có thể mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường t́nh dục.
Ngoài các xét nghiệm cơ bản trên, bác sĩ sản khoa có thể đề nghị kiểm tra nồng độ hormone kích thích nang trứng (FSH) của nữ giới, kiểm tra số lượng nang trứng, chụp buồng tử cung hoặc xét nghiệm dự trữ buồng trứng khác... Tuy nhiên, đôi khi các xét nghiệm trên vẫn không thể đưa ra kết luận về nguyên nhân vô sinh của cặp đôi. Có tới 30% các cặp vợ chồng không thể t́m ra nguyên nhân vô sinh của ḿnh, trường hợp này gọi là vô sinh không rơ nguyên nhân.
Tiến hành điều trị vô sinh
Dựa trên kết quả xét nghiệm vô sinh, bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị hiếm muộn. Có thể kể đến như sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản Clomid (clomiphene), Femara (letrozole), một loại thuốc điều trị ung thư vú làm tăng nồng độ estrogen...
Nếu xét nghiệm cho thấy những bất thường về cấu trúc tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ nguy cơ. Bên cạnh đó, một số điều chỉnh về lối sống có thể tăng cơ hội làm mẹ khi chị em đang điều trị vô sinh như: bỏ hút thuốc, rượu, bia; giảm cân (ở người béo ph́); tập thể dục vừa phải, tránh gắng sức...
Thực hiện phương pháp hỗ trợ sinh sản
Nếu các biện pháp điều trị vô sinh cơ bản bên trên không thể giúp chị em mang thai, đây là lúc cần áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Một vài phương pháp phổ biến hiện nay như thụ tinh trong tử cung (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), thụ tinh bằng cách tiêm tinh trùng vào bào tương (IVF-ICSI) và sàng lọc di truyền trước khi cấy ghép (PGS)...
Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây vô sinh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân vô sinh, thể trạng và khả năng tài chính của từng cặp vợ chồng.
Đánh giá kết quả điều trị vô sinh
Điều trị vô sinh không phải lúc nào cũng dễ dàng. Phụ nữ có thể thụ thai ngay trong chu kỳ điều trị đầu tiên nhưng nhiều khả năng sẽ cần một vài chu kỳ trước khi mang thai thành công. Khi kết quả điều trị không như mong đợi, cả nam và nữ giới cần ngồi lại với bác sĩ chuyên khoa điều trị để đưa ra những đánh giá và đề xuất phương pháp điều trị khác ở lần tiếp theo. Giả sử IUI thất bại có thể chuyển sang IVF để tăng tỷ lệ thành công.
Một chu kỳ thất bại không phải là dấu hiệu cho thấy việc điều trị sẽ vô nghĩa. Một số cặp vợ chồng không gặp vấn đề về khả năng sinh sản vẫn cần từ 3 đến 6 tháng để thụ thai. Điều quan trọng phải giữ tinh thần luôn thoải mái và cho bản thân thêm thời gian.
Phụ nữ dưới 35 tuổi không thể mang thai sau một năm và trên 35 tuổi là quá 6 tháng không có thai hoặc bị sẩy thai liên tiếp từ hai lần trở lên có thể gặp vấn đề về sinh sản. Chị em cần đi khám chuyên khoa để bác sĩ đưa ra những đánh giá và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.