Chế độ ăn ít chất xơ, ít dư lượng, hạn chế gạo lứt, ngũ cốc, bơ sữa... giúp người bệnh giảm các triệu chứng và kéo dài thời gian thuyên giảm.
Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột xuyên thành mạn tính, thường ảnh hưởng đến hồi tràng và đại tràng nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường tiêu hoá. Triệu chứng gồm tiêu chảy, đau bụng, áp xe và ṛ trong ngoài hay tắc ruột, có thể gây viêm khớp.
Chế độ ăn ít chất xơ, ít dư lượng (ít cặn bă) giúp ruột nghỉ ngơi và phục hồi v́ không phải làm việc với thức ăn khó tiêu hóa. Dưới đây là những thực phẩm người bệnh nên ăn, nên tránh theo Medical News Today.
Thực phẩm ít chất xơ: người đang trong thời kỳ bùng phát bệnh Crohn, nhất là bị tiêu chảy cần một chế độ ăn ít chất xơ để giảm các triệu chứng và kéo dài thời gian thuyên giảm. Thực phẩm và ngũ cốc ít chất xơ ít kích thích ruột mà người bệnh nên ăn như bánh ḿ trắng, ngũ cốc tinh chế (nấu chín hoặc khô), gạo trắng. Người bệnh nên tránh các loại thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám và nguyên hạt, trái cây khô, các loại hạt, bánh ḿ từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy gịn, ḿ ống, bỏng ngô.
Bỏng ngô giàu chất xơ là thực phẩm người bệnh Crohn cần tránh trong giai đoạn bùng phát. Ảnh: Freepik.
Sản phẩm từ sữa: tiêu thụ các sản phẩm từ sữa với lượng vừa phải giúp cung cấp canxi cho người bệnh. Tuy nhiên, sữa có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trong thời gian bùng phát, nhất là người không dung nạp lactose. Do đó, người bệnh chỉ nên ăn từ hai khẩu phần trở xuống với các lựa chọn như phô mai, pho mát, sữa chua. Người bệnh nên chọn sữa ít chất béo để dễ tiêu hóa hơn, tránh các sản phẩm từ sữa có chứa thêm chất xơ như pho mát chứa các loại hạt, sữa chua có trái cây.
Chất béo: Trong giai đoạn bùng phát, người bệnh nên tránh hầu hết các chất béo như bơ sữa, bơ thực vật hoặc dầu. Nếu muốn ăn, liều lượng giới hạn chỉ một vài muỗng cà phê mỗi ngày. Một số chất béo có thể chứa chất xơ không tốt cho tiêu hóa, người bệnh Crohn cần tránh như dừa, các loại hạt, nước sốt salad, đồ chiên...
Protein: người bệnh có thể tiêu thụ protein trong thời gian bùng phát từ trứng luộc, cá, thịt gia cầm, quả bơ, sản phẩm từ đậu nành. Tuy nhiên, bạn cần tránh nguồn protein nhiều chất béo và chất xơ cao, có thể gây đầy hơi và kích thích niêm mạc ruột. Một số thực phẩm loại này cần tránh gồm đậu, trứng và thịt chiên, xúc xích, bơ, thịt nạc dai. Cắt nhỏ và nấu chín chín kỹ thức ăn giúp ruột dễ tiêu hóa. Người bệnh có thể bổ sung protein dạng uống.
Trái cây tươi và nước ép trái cây có bă: là những thực phẩm cần tránh trong thời gian bùng phát bệnh Crohn. Tuy nhiên, chuối chín, các loại dưa và táo đă bỏ vỏ có thể dùng.
Rau: các loại rau cho chế độ ăn ít dư lượng như măng tây, rau đóng hộp không có hạt, bí không hạt và đậu xanh nấu chín kỹ, cà tím, khoai tây không vỏ, nước ép rau củ. Bạn nên bỏ vỏ củ, quả để cắt giảm hàm lượng chất xơ. Các loại rau nhhư rau chân vịt, củ cải, bông cải xanh (trắng), bắp, khoai tây có vỏ, hành tây, bí, ớt... nên tránh v́ có thể gây kích ứng dạ dày.
Đồ uống và đồ ngọt: trong thời gian bùng phát, người bệnh Crohn cần tránh rượu, đồ uống có caffeine (trà, cà phê), đồ uống có ga, đồ uống có lượng đường cao, đồ ngọt (bánh, kẹo, nước trái cây). Đồ uống có đường, bánh ngọt và caffeine có thể kích thích ruột, làm trầm trọng thêm t́nh trạng tiêu chảy. Bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm được làm bằng đường cồn (mannitol, sorbitol, xylitol) v́ có thể gây đầy hơi.
Người bệnh có thể thưởng thức trà hoặc cà phê đă khử caffeine; đồ uống bù nước ít đường, nước lọc; bổ sung các loại vitamin (B6, B12, folate). Chế độ ăn kiêng trong thời gian bùng phát triệu chứng có thể không cung cấp đủ dinh dưỡng. Khi hết giai đoạn bùng phát, người bệnh có thể chuyển sang chế độ ăn nhiều chất xơ để thúc đẩy tiêu hóa đều đặn, cải thiện bệnh. Ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày thay v́ bữa lớn giúp giảm trào ngược, đầy hơi và uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa.