Nhiễm trùng tai, dị ứng thức ăn, mắc bệnh ngoài da... là những nguyên nhân phổ biến khiến tai bị ngứa.
Ngứa tai là một bệnh phổ biến khiến bạn khó chịu nhưng thường không gây hại. Theo Medical News Today, có 8 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến t́nh trạng ngứa tai.
Nhiễm trùng tai: Cúm hoặc cảm lạnh kết hợp với vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng tai. Nước bị kẹt và tích tụ trong tai, ráy tai cũng khiến tai bị nhiễm trùng gây viêm và ngứa. Nhiễm trùng tai mạn tính thường tái phát.
Khô tai: Tai thường tiết ra dầu và ráy tai để giữ cho tai sạch và bảo vệ tai trong khỏi nhiễm trùng. Nếu vệ sinh tai quá nhiều, lấy đi hết lớp ráy tai có thể làm khô tai, gây ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, một số người không sản xuất đủ ráy tai tự nhiên dẫn đến tai bị khô.
Tắc ráy tai: Nhiều người ngoáy tai bằng tăm bông, ngón tay hoặc vải xoắn vào tai có thể kích ứng ống tai và vô t́nh đẩy ráy tai vào trong gây tắc nghẽn. Tắc ráy tai gây bít tắc vi khuẩn trong tai gây nhiễm trùng, ngứa và ảnh hưởng đến thính giác.
Ngoáy tai bằng tăm bông có thể đẩy ráy tai vào trong gây tắc, ngứa, nhiễm trùng tai. Ảnh: Freepik.
Bệnh ngoài da: Các bệnh ngoài da như vảy nến, viêm da, bệnh chàm tai, khô da... thường gây ngứa ở da và vùng tai. Một số người có thể bị các mảng da viêm, có vảy trên hoặc xung quanh tai.
Viêm mũi dị ứng: Bệnh xảy ra khi mọi người có phản ứng dị ứng với các phần tử phổ biến trong không khí như phấn hoa, bụi mịn hoặc lông động vật. Phản ứng này có thể gây ngứa ở tai, mắt và cổ họng, cùng với các triệu chứng như chảy nước mắt, sổ mũi, đau đầu, hắt hơi, nghẹt mũi...
Dị ứng thức ăn: Dị ứng với một loại thực phẩm khiến người bệnh bị ngứa tai, mặt và có thể nổi mề đay. Một số dị ứng thức ăn thông thường như dị ứng quả hạch (đào có lông), sữa, cá và động vật có vỏ, lúa ḿ, đậu nành.
Hội chứng dị ứng miệng thường gây ngứa quanh miệng và ngứa tai. T́nh trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch t́m thấy sự tương đồng giữa protein trong thực phẩm và protein gây dị ứng trong một số loại phấn hoa. Một số thực phẩm gây ra hội chứng này như táo, các loại dưa, anh đào, kiwi, chuối, hạt hướng dương, quả hạnh nhân, quả phỉ.
Máy trợ thính: Đôi khi máy trợ thính có thể gây ngứa tai v́ có lớp nhựa phủ bên ngoài. Một số người có da nhạy cảm hoặc phản ứng dị ứng nhẹ với vật liệu này bị ngứa. Ngoài ra, nước, bụi bẩn bị kẹt sau máy trợ thính làm vi khuẩn phát triển khiến tai bị ngứa.
Bơi lội: Vận động viên hoặc người thường xuyên bơi lội dễ bị nước bị kẹt trong tai, lâu ngày vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm trùng, có thể bị viêm tai ngoài cấp tính. Ngoài ngứa, nhiễm trùng tai do bơi lội thường có các triệu chứng như đau trong tai, đau ở cổ, mặt hoặc đầu, viêm quanh tai, tắc ống tai, khó nghe.
Khi nhiễm trùng tai, người bệnh có thể dùng thuốc nhỏ tai hoặc thuốc kháng sinh theo toa để điều trị. Nếu khô da gây ngứa tai, mọi người có thể nhỏ vài giọt dầu ô liu, dầu trẻ em lên tai (không làm dầu dính lên máy trợ thính). Người mắc các bệnh về da (vẩy nến, viêm da) gây ngứa tai, cần sử dụng thuốc bôi để điều trị bệnh này. Viêm tai do bơi lội th́ nhỏ vài giọt dung dịch hỗn hợp rượu xoa bóp và giấm (tỷ lệ 1:1) vào tai.
Dung dịch này có tính axit nhẹ giúp làm khô lượng nước dư thừa trong tai. Người bị ngứa tai do viêm mũi dị ứng cần dùng thuốc kháng histamine để kiểm soát t́nh trạng bệnh. Nếu dị ứng thực phẩm khiến tai bị ngứa, bạn có thể theo dơi chế độ ăn uống và các triệu chứng để xác định loại thực phẩm nào gây ra triệu chứng.
Làm sạch tai ngoài bằng vải, không ngoáy sâu bằng bất cứ thứ ǵ vào trong ống tai. Ngoáy tai bằng các vật dụng có thể lấy đi lớp ráy tai bảo vệ, làm tổn thương tai và đẩy ráy tai vào sâu bên trong. Nếu ráy bịt kín tai, nhỏ vài giọt nước muối hoặc thuốc nhỏ tai để làm lỏng ráy tai. Đi bơi nên đeo nút bịt tai, sử dụng máy sấy tóc nhiệt độ thấp ở khoảng cách xa để làm khô bên trong tai, dùng khăn sạch lau khô bên ngoài tai sau bơi lội hoặc tắm.... Các phương pháp điều trị tại nhà không thuyên giảm hoặc bạn gặp phải các triệu chứng như cơn đau dữ dội hoặc mất thính giác th́ nên đi khám bệnh.