Chính phủ Anh hôm nay thông báo tăng 80% giá trần điện và khí đốt, nguy cơ khiến cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt thêm trầm trọng.
Ofgem, cơ quan quản lư thị trường khí đốt và điện của Anh, cho biết giá trần năng lượng sẽ tăng từ mức 1.971 bảng/năm hiện tại lên trung b́nh 3.549 bảng (4.197 USD) từ tháng 10. Giá trần là số tiền tối đa mà các công ty cung cấp điện và khí đốt có thể tính với các hộ gia đ́nh cho mỗi đơn vị năng lượng mà họ sử dụng.
Giá trần được áp dụng với người tiêu dùng không kư hợp đồng cố định với bên cung ứng điện và khí đốt. Mức này có thể tăng lần nữa vào tháng 1/2023.
"Giá trần tăng phản ánh đà tăng liên tục của giá khí đốt bán sỉ toàn cầu, từ khi thế giới dần mở cửa sau đại dịch và được đẩy lên các mốc kỷ lục v́ Nga siết nguồn cung sang châu Âu", Ofgem thông báo.
Thông tin trên lập tức vấp phải sự phản đối từ các tổ chức từ thiện. Họ cho rằng các hộ gia đ́nh Anh sắp phải trải qua một mùa Giáng sinh ảm đạm nhất nhiều năm. Hàng triệu người Anh nguy cơ thiếu nhiên liệu, buộc họ phải chọn giữa thực phẩm hay sưởi ấm, theo các chuyên gia chống đói nghèo.
"Chúng tôi biết những tác động to lớn từ việc tăng giá trần năng lượng đến các hộ gia đ́nh và những quyết định khó khăn mà người tiêu dùng sẽ phải chọn", Jonathan Brearley, lănh đạo Ofgem, nói. "Tôi thường trao đổi với người tiêu dùng và hiểu thông tin hôm nay khiến nhiều người rất lo ngại".
Hóa đơn năng lượng trên điện thoại của một hộ gia đ́nh ở London, Anh, ngày 25/8. Ảnh: Reuters.
Lạm phát tại Anh tháng 7 vượt 10%, lên cao nhất kể từ năm 1982, dự báo lên 13% trong những tháng tiếp theo và kinh tế nước này có thể lâm vào suy thoái từ cuối năm nay.
Giá năng lượng bán sỉ tăng đang ảnh hưởng nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi các nước châu Âu t́m cách tiết kiệm khí đốt, tăng cường tích trữ và giảm giá bán, chính phủ Anh bị tê liệt bởi chưa t́m được người kế nhiệm Thủ tướng Boris Johnson. Theo Brearley, thủ tướng Anh tiếp theo cần phải hành động ngay lập tức khi nhậm chức trong tháng 9.
Thủ tướng Johnson tuyên bố từ chức ngày 7/7 sau hàng loạt bê bối và đối mặt sự phản đối mạnh mẽ từ các thành viên trong đảng Bảo thủ. Cuộc đua t́m người kế nhiệm đang diễn ra với hai ứng viên là bà Liz Truss và ông Rishi Sunak, kết quả cuối cùng công bố ngày 5/9.
Ông Sunak và bà Truss đang tranh luận về cách ứng phó cuộc khủng hoảng năng lượng. Những đề xuất của họ, như dừng áp thuế bảo vệ môi trường hoặc giảm thuế bán lẻ, đều bị giới phân tích bác bỏ v́ không giúp các hộ gia đ́nh giảm được nhiều chi phí.