Người xưa từng nói: "Tay nam 1 đường thành vàng bạc, tay nữ 1 đường bỏ người nuôi?". Câu nói này có thâm ư ǵ?
Theo quan niệm Trung Hoa cổ, việc xem tay đóan vận mệnh có khả năng dự đoán chính xác không khác việc xem mặt hay chiêm bốc, tử vi. Đối với các nhà tướng số, đường chỉ tay của con người là một kho thông tin vô tận.
Sách “Tướng Lư Hằng Chân” cho rằng: “Tay chân như cành trên cây, đường chỉ trên tay như đường thớ trên cành, chạy hỗn loạn là chuyện không lành”.
Đường chỉ tay mỗi người đều có đặc điểm riêng, tuy vậy đại bộ phận bàn tay mọi người đều có ba đường. Ba đường chỉ tay chính được các nhà tướng số coi là tượng trưng cho ba yếu tố quan trọng của đời người: Trí tuệ, t́nh cảm và sinh mệnh.
Tuy nhiên ở bàn tay một số người lại có hiện tượng "bàn tay ngang", tức ḷng bàn tay thay v́ có ba đường th́ chỉ có một đường chạy ngang. Các nhà tướng số Trung Hoa cổ tương truyền: "Tay nam một đường thành vàng bạc, tay nữ một đường bỏ người nuôi".
Vậy lư lẽ của quan điểm này là ǵ?
"Tay nam một đường thành vàng bạc"
Các nhà tướng số Trung Hoa coi bàn tay chỉ có một đường là điềm tốt của người đàn ông. Tay trái có một đường là tay "giữ ấn quan", tay phải có một đường là tay "giữ kho vàng". Người đàn ông chỉ có một đường chỉ tay đi ngang sẽ là người có mệnh kinh doanh hoặc nắm giữ quyền lực. Những người này có tính cách quyết đoán, lư trí, biết nỗ lực và có ư chí từ sớm.
Những tính cách này khiến họ biết nắm bắt cơ hội, chủ động t́m kiếm cơ hội, đưa ra quyết định dứt khoát, sẵn sàng đối diện khó khăn, kiên tŕ theo đuổi mục tiêu nên dễ đạt được thành công lớn.
"Tay nữ một đường bỏ người nuôi"
Nếu như nam giới với "bàn tay ngang" được coi là người có triển vọng thành công th́ dấu hiệu này nếu xuất hiện trên tay phụ nữ lại mang ư nghĩa khác.
Các nhà tướng số Trung Hoa xưa cho rằng phụ nữ chỉ có một đường chỉ tay trên ḷng bàn tay là người phụ nữ có "số khắc". Quan niệm cổ xưa "tam ṭng tứ đức" yêu cầu sự phục tùng, chịu đựng ở người phụ nữ, lấy "công, dung, ngôn, hạnh" làm tiêu chuẩn cao nhất.
Trong khi đó phụ nữ có "bàn tay ngang" được cho là có tinh cách quyết đoán, không khuất phục, có chính kiến riêng. Với bối cảnh xă hội Trung Hoa cổ, nơi quan niệm trên dưới và khác biệt giới bao trùm đời sống th́ rơ ràng là những người phụ nữ mạnh mẽ, độc lập sẽ hiếm khi được hoan nghênh.
Nếu như "theo cha, theo chồng, theo con" được coi là bổn phận nữ giới, có chủ kiến hay độc lập nghiễm nhiên sẽ được coi là tính xấu, là "khắc cha, khắc chồng, khắc con". Gia đinh có con gái như vậy, nếu muốn đổi thay đổi vận mệnh th́ chỉ có thể bỏ cho người khác nuôi.
Như vậy, lư lẽ chính của "tay nam một đường thành vàng bạc, tay nữ một đường bỏ người nuôi" thực chất là quan niệm về trật tự vai vế và giới tính của văn hóa Trung Hoa cổ đại. Người phụ nữ trong bối cảnh xă hội như vậy được yêu cầu tuân lệnh, phục tùng nên những phụ nữ có biểu hiện mạnh mẽ sẽ được coi là dị biệt, nguy cơ, cần được đề pḥng, chấn chỉnh.
Có thể thấy, việc tốt xấu trong tương lai của con người vẫn cần sự quyết định của bản thân mỗi cá nhân, không nên để quan niệm cũ làm sai lệch.
VietBF©sưu tập