Trên Forbes, nhà phân tích Dan Runkevicius có bài viết cho rằng ác mộng năng lượng đă đến với châu Âu mà không thể cứu văn nổi.Như đă lo sợ từ lâu, vào thứ Sáu tuần trước, tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom do Điện Kremlin kiểm soát, đă thông báo rằng họ sẽ đóng đường ống Nord Stream vô thời hạn. Sau đó, Tổng thống Vladimir Putin đe dọa rằng đường ống sẽ bị đóng lại một khi phương Tây tiếp tục duy tŕ các lệnh trừng phạt của họ.
Với tin tức đó, giá năng lượng một lần nữa tăng vọt. Khí đốt châu Âu (theo nguồn TTF của Hà Lan) đă tăng 35% và trở lại mức cao gần như mọi thời đại - cao hơn 6 lần so với hai năm trước.
Các hộ gia đ́nh đang cảm thấy khó khăn. Ngay cả trước đợt tăng mới nhất, hóa đơn năng lượng ở châu Âu đă tăng gấp hai lần so với một năm trước. Và người Anh - những người đang phải trả mức phí cao nhất - đang chứng kiến hóa đơn trả phí năng lượng của họ tăng gấp ba lần so với năm ngoái.
Trong khi đó, các nhà lănh đạo châu Âu đang tranh giành để thực hiện các biện pháp khẩn cấp, một trong số đó là gói tài chính khổng lồ 375 tỉ USD để giới hạn giá năng lượng. Riêng Vương quốc Anh đang có kế hoạch chi con số khổng lồ 150 tỉ USD trong 18 tháng tới. Con số đó nếu đem so sánh với quy mô nền kinh tế Mỹ th́ tức là chính quyền Tổng thống Joe Biden phải tung 1.000 tỉ USD ra cứu văn cục diện.
Vậy tất cả những ǵ ồn ào về đường ống của Nga đó là ǵ?
Châu Âu đă phụ thuộc chết cứng vào Nga v́ hơn 2/3 năng lượng của châu lục này sản xuất từ khí đốt tự nhiên - 40% trong số đó đến từ Nord Stream. Đối với một số quốc gia, bao gồm Cộng ḥa Czech và Hungary, đây là nguồn cung cấp khí đốt duy nhất.
Điện Kremlin hiện đang dựa vào sự bất lực về năng lượng của châu Âu để tạo áp lực buộc phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Vào tháng 6, Nord Stream đă cắt giảm lượng khí đốt xuống c̣n 40% công suất. Sau đó, trong một đợt bảo dưỡng định kỳ vào giữa mùa hè, ḍng khí đă dừng hoàn toàn trong 10 ngày. Cuối cùng, vào ngày 21.7, Nga khởi động lại đường ống nhưng chỉ ở mức một nửa so với trước khi bảo tŕ. Và thứ Sáu tuần trước, Gazprom đă đóng cửa các ḍng khí đốt "vô thời hạn".
Tại sao châu Âu không thể cung cấp khí đốt từ nơi khác?
Điều đó có thể, nhưng không thể làm như vậy trong thời gian ngắn v́ giải pháp thay thế là vận chuyển một dạng khí hóa lỏng qua các trạm LNG, nơi yêu cầu một cơ sở hạ tầng hoàn toàn khác.
Jacob Kirkegaard, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, đă viết: “Bạn vẫn phải thiết lập tất cả cơ sở hạ tầng cho đường ống. V́ vậy, điều đó chắc chắn sẽ không thể kịp trong năm nay; đă quá muộn để đây trở thành nguồn cung cấp cho Đức vào mùa đông này, ngay cả khi nó sẽ đóng vai tṛ quan trọng trong mùa đông tới”.
Bên cạnh đó, không có đủ nguồn cung LNG trên thị trường để thay thế toàn bộ lượng khí đốt của Nga mà châu Âu vừa mất. Và nếu muốn t́m thêm, một lần nữa, sẽ mất thời gian.
Nh́n về phía trước
Việc Nord Stream ngừng hoạt động không phải là điều quá ngạc nhiên đối với các nhà lănh đạo châu Âu, những người thực sự đă chuẩn bị cho t́nh huống xấu nhất này trong nhiều tháng. Kể từ đầu mùa hè, châu Âu đă thực hiện các chương tŕnh thắt lưng buộc bụng tự nguyện và bơm càng nhiều khí đốt càng tốt vào kho dự trữ của ḿnh trước mùa đông.
Nhưng thật không may, điều đó vẫn chưa đủ.
Ví dụ, dự trữ khí đốt quốc gia của Đức hiện ở mức 85%. Nhưng Klaus Mueller, chủ tịch cơ quan quản lư năng lượng của Đức, cảnh báo rằng lượng lưu trữ dù có đạt 95% cũng sẽ chỉ kéo dài trong hai tháng so với nhu cầu b́nh thường.
V́ vậy, có nhiều khả năng châu Âu sẽ phải chuyển từ chế độ tiết kiệm tự nguyện sang bắt buộc. Trên thực tế, theo tính toán của Goldman Sachs, trong trường hợp xấu nhất, “Đức sẽ không có nhiều lựa chọn và ước tính họ sẽ phải cắt giảm 65% ngành sản xuất nếu ḍng chảy ngừng hoàn toàn”.
Nói cách khác, sự thất bại về năng lượng này có thể khiến một phần của ngành công nghiệp ở châu Âu sụp đổ. Và phần tồi tệ nhất, ngay cả gói tài chính 375 tỉ USD mà châu Âu đă gom góp có thể không cứu văn nổi bởi v́ đơn giản là khi đó có tiền cũng không mua được khí đốt.
|