Theo ThS.BS Thân Văn Thịnh, Khoa khám, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, trong 8 tháng đầu năm 2022, Bệnh viện đă ghi nhận 3.306 ca mắc mới ung thư.
Tính tới thời điểm này, tuy chưa có tổng kết cuối cùng nhưng số lượng mắc ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đang cao nhất so với số liệu của 5 năm gần đây mà bệnh viện có thống kê.
Theo GLOBOCAN, Việt Nam đứng thứ 91/185 quốc gia và vùng lănh thổ về tỷ lệ mắc ung thư. Các bệnh ung thư thường gặp nhiều tại Việt Nam, đứng đầu là ung thư gan, sau đó là ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đường tiêu hoá, ung thư máu, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư tuyến giáp…
Cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể chứng minh được rơ ràng nguyên nhân gây ra ung thư. Tuy nhiên, chúng ta cũng đă t́m ra được những nhóm nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Bác sĩ Thịnh cho biết các nhóm nguy cơ này bao gồm:
- Nhóm tác nhân bên ngoài như các chất phóng xạ, chất bức xạ, ô nhiễm phóng xạ đă được chứng minh gây ra ung thư tuyến giáp, ung thư máu.
- Ăn uống: Việc ăn uống mất cân đối, ăn quá nhiều đồ ăn có nhiều muối, đồ nướng đă được chứng minh có liên quan tới ung thư dạ dày, ung thư trực tràng.
- Một số vi khuẩn, virus cũng có liên quan tới ung thư ở người. Ví dụ, như virus Epstein - Barr (EBV) có liên quan mật thiết với ung thư ṿm họng. Ung thư dạ dày liên quan tới đồ ăn đồ mặn và vi khuẩn HP. Một số virus khác như viêm gan B, viêm gan C, HPV cũng đă được chứng minh có liên quan tới ung thư.
- Yếu tố gene và yếu tố gia đ́nh gặp nhiều ở các trường hợp đa polyp đại trực tràng, ung thư vơng mạc, ung thư vú, ung thư buồng trứng.
- Yếu tố nội tiết: Ví dụ như ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung gặp nhiều hơn ở những người dùng thuốc thuốc tránh thai kéo dài.
- Lối sống lười vận động: Ít vận động gây ra t́nh trạng thừa cân béo ph́ và làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày.
Ngoài ra, một số thuốc có chứa hoá chất sử dụng trong quá tŕnh điều trị bệnh có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư.
Pḥng ngừa ung thư không khó
Bác sĩ Thịnh cho hay khi chúng ta biết được những yếu tố nguy cơ có thể gây ra ung thư th́ việc pḥng ngừa căn bệnh này không hề khó. Để dự pḥng ung thư, bác sĩ đưa ra những gợi ư sau:
- Trong ăn uống: Nên ăn những thực phẩm sạch không nhiễm phóng xạ, không có chất bảo quản thực phẩm, tồn dư thuốc trừ sâu. Tránh một số thực phẩm tăng nguy cơ mắc ung thư như đồ ăn nhiều muối và hạn chế ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn. Thực phẫm nhiễm nấm mốc dễ gây ung thư gan (lạc mốc, ớt mốc….)
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá: Các loại đồ uống có cồn đă được chứng minh là nguyên nhân gây ra ung thư khoang miệng, hạ họng, thực quản. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi.
- Tập luyện có vai tṛ rất quan trọng giúp kiểm soát cân nặng, giảm stress, giúp chuyển hoá tốt dinh dưỡng, đào thải các chất cặn bă, đào thải gốc tự do. Việc tập thể dục cũng giúp giảm được nguy cơ mắc ung thư dạ dày và đại trực tràng.
- Công việc cần tăng cường bảo hộ lao động: Tránh tiếp xúc với chất phóng xạ, ch́, asen do có liên quan tới tuyến giáp. Trong y văn có ghi nhận thợ sửa ống khói, công nhân nhà máy dệt có nguy cơ mắc ung thư bàng quang, ung thư tinh hoàn do vậy cần bảo hộ lao động tốt. Nếu làm dưới ánh nắng mặt trời cần phải bảo hộ để ngừa ung thư da.
- Ăn nhiều rau xanh hoa quả tươi: Tăng cường ăn rau quả để bổ sung vitamin và khoáng chất, hạn chế ăn thịt đỏ.
- Tiêm pḥng: Nên đi tiêm pḥng các bệnh đă có vắc xin như viêm gan B, HPV. Đồng thời, mọi người nên quan hệ t́nh dục an toàn, tránh lây truyền virus HPV, VGB-C qua t́nh dục, thủ phạm hàng đầu gây ung thư gan, ung thư cổ tử cung và một số ung thư khoang miệng.
Ngoài ra, muốn phát hiện ung thư sớm cần đi khám định kỳ tại các bệnh viện chuyên khoa ung bướu. Ngay cả bệnh nhân đă mắc ung thư cũng nên tập luyện để tăng cường cơ, sự dẻo dai, sức đề kháng cho cơ thể.
Theo bác sĩ Thịnh, hiện nay ư thức người dân về tầm soát ung thư đă được nâng cao. Rất nhiều người đi khám sức khoẻ và phát hiện ra ung thư ở giai đoạn sớm.
VietBF @ Sưu tầm