Những thách thức đang bóp nghẹt kinh tế thế giới. Bước vào quư 4 năm 2022, triển vọng của kinh tế thế giới đang xấu đi v́ bất ổn địa chính trị, lạm phát ở mức cao và làn sóng tăng lăi suất của các ngân hàng trung ương lớn.
Các tổ chức quốc tế đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay. Hàng loạt thách thức từ xung đột Nga - Ukraine, lạm phát cao, điều kiện tài chính thắt chặt đến suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc đang bóp nghẹt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới.
Ngân hàng Thế giới (WB) đă điều chỉnh dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 từ 4,1% vào đầu năm xuống 2,8% trong tháng 8. Fitch Ratings cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP thế giới năm 2022 xuống chỉ c̣n 2,4%, điều chỉnh giảm 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6.
Đồng loại hạ dự báo
Báo cáo được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố trong tháng 7 nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2022 đạt 3,2%, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 4.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế dự báo tăng trưởng của thế giới trong năm 2022 đạt 3%, giữ nguyên so với dự báo đưa ra trong tháng 6. C̣n báo cáo tháng 9 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) điều chỉnh giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của một số nền kinh tế lớn so với dự báo được đưa ra trong tháng 4.
Cụ thể, ADB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ giảm từ 3,9% xuống 1,6%; khu vực đồng euro từ 3,3% xuống 2,5%; Nhật Bản từ 2,7% xuống 1,4%; Trung Quốc giảm từ 5% xuống 3,3%.
Trong khu vực Đông Nam Á, ADB nhận định tăng trưởng năm 2022 của Indonesia đạt 5,4% (tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo tháng 4), Philippines đạt 6,5% (tăng 0,5 điểm phần trăm), Thái Lan đạt 2,9% (giảm 0,1 điểm phần trăm), Singapore đạt 3,7% (giảm 0,6 điểm phần trăm), Malaysia đạt 6,0% (giữ nguyên).
Thước đo thương mại hàng hóa của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tháng 8 cho thấy thương mại hàng hóa toàn cầu tiếp tục tăng trưởng trong quư II, nhưng tốc độ chậm hơn so với quư I và có khả năng tiếp tục yếu đi trong nửa cuối năm 2022.
Theo WB, tăng trưởng thương mại toàn cầu được dự báo sẽ suy yếu trong quư II do nhu cầu đối với hàng hóa công nghiệp ở một số nền kinh tế lớn đang giảm dần, thương mại tiếp tục gián đoạn do xung đột ở Ukraine.
Chỉ số quản lư thu mua (PMI) toàn cầu về đơn hàng xuất khẩu mới ở mức 49,5 điểm trong tháng 6, ghi nhận tháng giảm thứ 4 liên tiếp.
Những rủi ro lớn
IMF cũng chỉ ra những rủi ro lớn đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong đó, việc ngừng hoàn toàn xuất khẩu khí đốt của Nga sang các nền kinh tế châu Âu vào năm 2022 sẽ làm tăng đáng kể lạm phát trên toàn thế giới do giá năng lượng cao hơn.
Ở châu Âu, t́nh trạng thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực công nghiệp chính và làm giảm mạnh tốc độ tăng trưởng ở khu vực đồng euro vào năm 2022.
Ngoài ra, theo IMF, một số yếu tố có thể khiến lạm phát duy tŕ đà tăng trong dài hạn. Các cú sốc liên quan đến nguồn cung đối với giá lương thực và năng lượng từ cuộc xung đột ở Ukraine sẽ làm tăng mạnh lạm phát và tác động tới lạm phát cơ bản, dẫn đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.
Các ngân hàng trung ương lớn đă phản ứng với lạm phát cao bằng cách tăng lăi suất, nhưng rất khó để xác định chính xác mức độ thắt chặt chính sách cần thiết để giảm lạm phát mà không gây suy thoái kinh tế.
Thêm vào đó, điều kiện tài chính thắt chặt hơn sẽ gây ra t́nh trạng khó khăn về nợ ở các thị trường mới nổi và những nền kinh tế đang phát triển.
Khi các ngân hàng trung ương ở nền kinh tế phát triển tăng lăi suất để chống lạm phát, điều kiện tài chính trên toàn thế giới sẽ tiếp tục thắt chặt.
Việc tăng chi phí đi vay, nếu không có các chính sách tiền tệ tương ứng trong nước, sẽ tạo áp lực đối với dự trữ quốc tế, gây thiệt hại về định giá giữa những nền kinh tế có nợ ṛng bằng USD.
Cuối cùng, IMF chỉ ra suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc vẫn tiếp diễn sẽ ảnh hướng đến các nền kinh tế khác.
IMF nhận định nền kinh tế thứ hai thế giới tiếp tục suy giảm mặc dù đă phục hồi sau các đợt phong tỏa. Theo đó, tăng trưởng GDP của quốc gia này được dự báo đạt 3,3% trong năm 2022.
VietBF@ sưu tập