Lạm phát tháng 10 ở châu Âu đạt kỷ lục mới ở mức 10,7%, theo Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat).
Từ mức 9,9% trong tháng 9, lạm phát giá tiêu dùng ở khu vực đồng euro đă đạt hai con số vào tháng 10. Với mức tăng 10,7%, đây là tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1997. Kết quả lạm phát này c̣n vượt dự báo của các nhà kinh tế. Nhóm chuyên gia được Wall Street Journal khảo sát tuần trước cho rằng lạm phát tháng 10 của châu Âu sẽ chỉ tăng từ 9,9% từ tháng trước lên 10% trong tháng này.
Eurostat cho biết giá năng lượng trong tháng 10 cao hơn 41,9% so với cùng kỳ 2021, trong khi giá thực phẩm tăng 13,1%. Lạm phát cốt lơi - không bao gồm nhiên liệu - cũng tăng lên 5%, từ mức 4,8% trong tháng 9.
Diễn biến lạm phát tại eurozone từ 1998 đến nay.
Tại từng nước thành viên, có 11 trên 19 nước ghi nhận lạm phát ở mức hai con số, cao nhất là Estonia (22,4%), Lithuania (22%) và Latvia (21,8%). Ba nước lạm phát thấp nhất là Pháp (7,1%), Tây Ban Nha (7,3%) và Malta (7,5%). Nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức ghi nhận lạm phát tháng 10 là 11,6%, tăng nhanh nhất kể từ tháng 12/1951.
Giá tiêu dùng tại châu Âu bắt đầu tăng mạnh kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra, với việc Moskva siết dần nguồn cung cấp khí đốt trong bối cảnh châu Âu ra sức cấm vận Nga. Đến giữa tháng 9, khi đốt Nga đă giảm 80% so với đầu năm.
Châu Âu đă phải t́m kiếm nguồn cung cấp khí đốt ở nơi khác và phải trả giá cao hơn nhiều. Trong khi mức dự trữ hiện cao và giá khí đốt trên thị trường thế giới đă giảm từ mức đỉnh, chi phí năng lượng mà các hộ gia đ́nh phải trả vẫn c̣n cao hơn nhiều so với năm ngoái. T́nh h́nh cũng tương tự với giá thực phẩm.
Kết quả của những áp lực này, lạm phát trong eurozone đă vượt qua Mỹ. Một số quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi chi phí năng lượng tăng đang dự định cho phép tăng lương, điều có thể dẫn đến ṿng xoáy lạm phát.
Lạm phát tăng mạnh đang nhấn mạnh những thách thức mà các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải đối mặt khi ngày càng có nguy cơ suy thoái trong khu vực đồng euro. Tuần trước, ECB đă tăng lăi suất cơ bản lên 1,5%, từ mức 0,75%.
Giới đầu tư gần đây nhận ra dấu hiệu cho thấy các ngân hàng trung ương như Fed sẽ xoay trục khỏi các đợt tăng lăi suất lớn, dẫn đến động thái tương tự của ECB. Tuy nhiên, số liệu lạm phát mới công bố làm dấy lên nghi ngờ về kỳ vọng đó. "Điều này đặt ra câu hỏi rằng một cuộc xoay trục của ECB diễn ra sau cuộc họp hôm thứ năm (27/10) có quá sớm hay không", Paul Hollingsworth, Nhà kinh tế tại BNP Pariba, nhận định.
Triển vọng lạm phát những tháng tới tại châu Âu phụ thuộc vào sự sẵn có của nguồn cung cấp khí đốt trong những tháng mùa đông, nhiệt độ trung b́nh, cũng như các biện pháp bảo vệ các hộ gia đ́nh khỏi khó khăn. Nhiều nước đă áp trần giá năng lượng mà người tiêu thụ đầu cuối phải trả để kiềm chế lạm phát.
Giá năng lượng cao là thách thức lớn với nền kinh tế eurozone năm nay. Nó khiến các hộ gia đ́nh ít chi tiêu hơn cho hàng hóa và dịch vụ, đồng thời làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà máy dùng nhiều năng lượng.
Tuy nhiên, số liệu của Eurostat cũng cho biết kinh tế eurozone quư III vẫn tăng trưởng 2,1% so với cùng kỳ 2021. Nhưng tốc độ đang chậm dần. Nếu như kinh tế quư II tăng 0,8% so với quư I, th́ kinh tế quư III chỉ tăng 0,2% so với quư II.
Với việc sử dụng năng lượng dự kiến tăng lên khi thời tiết lạnh giá lan rộng, hầu hết nhà kinh tế đều dự báo nền kinh tế châu Âu sẽ thu hẹp lại trong quư IV và đầu năm sau. ECB sẽ cập nhật các dự báo GDP vào tháng 12, khi các nhà hoạch định chính sách sẽ phải quyết định xem có nên thúc đẩy một đợt tăng lăi suất lớn khác hay điều chỉnh tốc độ thắt chặt tiền tệ.