Đó là đội tuyển Ấn Độ từng vượt qua ṿng loại để góp mặt ở World Cup 1950 tại Brazil, song khi đại diện châu Á ra sân ở ṿng đấu bảng th́ bị đuổi về v́… không chịu mang giày.
World Cup 1950 tại Brazil diễn ra sau hai lần bị gián đoạn (1942 và 1946) do chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là thời điểm bóng đá Ấn Độ rất mạnh ở châu Á.
Nhưng ngộ nghĩnh là lịch sử thể thao Ấn Độ với những tên tuổi huyền thoại lại gắn liền với... chân trần, không mang giày chuyên dụng khi thi đấu. Họ từng góp mặt ở Olympic 1948 tại London rồi hai năm sau dự World Cup khi vượt qua ṿng loại khu vực châu Á thật nhẹ nhàng.
FIFA loại đội tuyển Ấn Độ v́… không có giày.
Giải đấy Ấn Độ cùng bảng với Thụy Điển, Ư và Paraguay. Tuy nhiên, khi họ ra sân làm thủ tục, toàn đội đi chân trần và bị ban tổ chức bắt buộc phải mang giày vào. Các cầu thủ Ấn Độ khi ấy chỉ khắc phục bằng cách mang… vớ chứ không chuẩn bị giày. Mọi thương lượng đều không được, cuối cùng FIFA loại đội tuyển Ấn Độ v́… không có giày. Trước đó, tại Olympic 1948, đội tuyển Ấn Độ cũng đá chân trần nhưng không bị đuổi.
Nói về chân trần thi đấu, tại Olympic 1936, huyền thoại khúc côn cầu Dhayan Chand của Ấn Độ bị buộc mang giày thi đấu chung kết với Đức. Tuy nhiên, tuyển thủ này lại vướng víu với đôi giày và sang hiệp 2, ông bỏ giày thi đấu bằng chân trần và lật ngược thế cờ, thi đấu năng động hẳn.