Kể từ khi Qatar bất ngờ được trao quyền đăng cai World Cup hơn một thập kỷ trước, chính quyền địa phương và giới lănh đạo bóng đá toàn cầu đă khẳng định tại World Cup 2022, th́ quyết định “quay xe” và cấm rượu bia của nước chủ nhà Qatar cho thấy FIFA dường như đă không c̣n toàn quyền định đoạt giải đấu lớn nhất hành tinh, bởi người hâm mộ có thể sử dụng bia - thức uống không thể thiếu tại các sự kiện thể thao thế giới, nhưng lại bị kiểm soát chặt chẽ ở Qatar.
Hàng ngh́n người hâm mộ đến xem World Cup 2022 nhận cú sốc lớn khi chỉ vừa đặt chân xuống sân bay ở Doha. Họ rất bất ngờ khi biết rằng các trận đấu trong ngày hội bóng đă lớn nhất hành tinh sẽ hoàn toàn thiếu hơi men.
"Đó là một thảm họa. Tôi không mong đợi tin đó”, Diego Anbric, 29 tuổi, cho biết. “Thật là một tin tức tồi tệ. Bia vốn là một phần của các trận đấu”.
Qatar đă dành 12 năm chuẩn bị đăng cai World Cup 2022. Họ trải qua một cuộc đua marathon để xây dựng các sân vận động, khách sạn, đường xá và thậm chí một hệ thống tàu điện ngầm mới, theo New York Times.
Nhưng đến ngày 18/11, quốc gia vùng Vịnh này mới đi đến những bước cuối trong quá tŕnh chuẩn bị cho ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, với màn “quay xe” bất ngờ. Theo đó, Qatar yêu cầu cấm bán đồ uống có cồn tại các sân vận động tổ chức World Cup.
Sự thay đổi đột ngột của Qatar là điểm nóng mới nhất trong cuộc “xung đột” văn hóa đang diễn ra tại World Cup 2022.
FIFA bất lực
Kể từ khi Qatar bất ngờ được trao quyền đăng cai World Cup hơn một thập kỷ trước, chính quyền địa phương và giới lănh đạo bóng đá toàn cầu đă khẳng định tại World Cup 2022, người hâm mộ có thể sử dụng bia - thức uống không thể thiếu tại các sự kiện thể thao thế giới, nhưng lại bị kiểm soát chặt chẽ ở Qatar.
Tuy nhiên, hai ngày trước trận đấu đầu tiên, quy định này đă thay đổi. Các quan chức Qatar ban lệnh cấm đồ uống có cồn quanh các sân vận động, theo AFP.
Không rơ điều ǵ khiến Qatar lật ngược quyết định cận kề giải đấu như vậy, song đây không phải lần đầu họ thay đổi lệnh cấm rượu bia. Trước đó, các kế hoạch nhiều lần được vạch ra và sửa đổi - một tín hiệu cho thấy sức ép từ giới chính trị trong nước và hoàng gia.
Đồ uống có cồn sẽ bị cấm tại các sân vận động Qatar. Ảnh: Reuters.
“Sau các cuộc thảo luận giữa nhà chức trách nước chủ nhà và FIFA, (hai bên) quyết định người hâm mộ chỉ được sử dụng đồ uống có cồn tại các địa điểm dành riêng cho người hâm mộ và được cấp phép”, FIFA cho biết. Tổ chức này thông báo "các điểm bán bia không được phép (hoạt động) tại khu vực sân vận động diễn ra World Cup 2022”.
Lệnh cấm được đưa ra chỉ một tuần sau khi nước chủ nhà yêu cầu hàng chục điểm bán của thương hiệu Budweiser - nhà tài trợ lâu đời cho World Cup và là nhà cung cấp bia chính thức của giải đấu - sẽ chuyển đến khu vực kín đáo hơn tại các sân vận động, cách xa nơi đám đông đi qua.
Các nhân viên được thông báo rằng quyết định này xuất phát từ mối lo ngại về an ninh. Song nhiều người cho rằng sự thay đổi bắt nguồn từ Sheikh Jassim bin Hamad bin Khalifa al-Thani - anh trai của Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani. Vị hoàng thân này coi đồ uống có cồn là vấn đề “không thể thương lượng”.
Giờ đây, bia không chỉ đơn thuần khuất khỏi tầm mắt người hâm mộ mà hoàn toàn không được cung cấp tại các sân vận động.
Lệnh cấm là điểm tranh căi mới và gay cấn nhất giữa FIFA và Qatar. Lần “quay xe” này khiến người hâm mộ tức giận và làm phức tạp thỏa thuận tài trợ 75 triệu USD của FIFA với Budweiser.
Song FIFA vẫn bất lực trong việc ngăn chặn lệnh cấm của Qatar. Điều này cho thấy FIFA, vốn phải đối mặt với những lời chỉ trích dữ dội v́ quyết định để Qatar đăng cai World Cup, có thể không c̣n nắm quyền kiểm soát các quyết định lớn liên quan đến giải đấu.
T́nh cảnh này trái ngược với World Cup 2014 ở Brazil. Khi đó, FIFA đă gây sức ép với Brazil để yêu chính phủ nước chủ nhà đổi luật, cho phép bán bia trong các sân vận động.
Giờ đây, tại Qatar, FIFA đă “cúi đầu” trước yêu cầu của nước chủ nhà. Và điều đó làm dấy lên nghi vấn về cam kết của FIFA với những vấn đề trái pháp luật và phong tục địa phương khác - bao gồm tự do báo chí, biểu t́nh trên đường phố và quyền của cộng đồng LGBTQ+.
Dấu hiệu cho những vấn đề lớn hơn
Hiệp hội những người hâm mộ bóng đá có trụ sở tại Anh đă chỉ trích quyết định của Qatar.
"Quyết định 'quay xe' vào phút chót cho thấy một vấn đề rộng lớn hơn - t́nh trạng thiếu minh bạch và sự trao đổi giữa ban tổ chức và những người hâm mộ", nhóm cho biết.
“Nếu họ có thể thay đổi quyết định ngay lập tức mà không cần giải thích, những người hâm mộ sẽ lo lắng liệu họ có thực hiện những lời hứa khác liên quan đến chỗ ở, giao thông hoặc các vấn đề văn hóa hay không”, tuyên bố cho biết thêm.
Phản ứng trước quyết định bất ngờ của Qatar, ban đầu công ty Budweiser chỉ đăng một ḍng tweet: “Chà, điều này thật khó xử…”. Ngay sau đó, bài đăng đă bị xóa. Một đại diện của công ty cho biết họ sẽ phải hủy bỏ một số kế hoạch tiếp thị cho World Cup "do những t́nh huống ngoài tầm kiểm soát".
Và với sự thay đổi mới nhất, màu đỏ đặc trưng của thương hiệu này sẽ biến mất trên các sân vận động World Cup2022, thay vào đó có thể là những chiếc lều trắng không nhăn hiệu. Tủ lạnh màu đỏ nổi tiếng của công ty cũng có khả năng được thay thế bằng màu xanh lam - màu gắn liền với thương hiệu không cồn của họ.
Khán giả xem trận đấu giữa Anh và Iran hôm 21/11 tại Doha, Qatar. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, nhiều người dân Qatar đang t́m đến các trang mạng xă hội để trút giận về thứ mà họ gọi là tṛ chơi đồi trụy và nguy hiểm, đe dọa các giá trị truyền thống của Qatar tại World Cup 2022. Hashtag “ngừng hủy hoại các giá trị của chúng ta” bằng tiếng Arab đă nằm trong top xu hướng suốt nhiều ngày.
Qatar là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới tính theo GDP b́nh quân đầu người, nhưng họ cũng là một tiểu vương quốc Hồi giáo bảo thủ, hạn chế rượu bia, cấm ma túy và ngăn chặn tự do ngôn luận. Họ phải đối mặt với áp lực giữ vững di sản Hồi giáo và nguồn gốc Bedouin.
Những người Qatar bảo thủ lo lắng xă hội của họ có thể bị biến đổi khi tiếp đón các vị khách trong World Cup, theo Hindu.
"Tôi hy vọng World Cup sẽ không tước bỏ tôn giáo, đạo đức và phong tục của một xă hội", một người đàn ông Qatar 28 tuổi chia sẻ và yêu cầu giấu tên.
Với phản ứng mạnh mẽ trong nước, các nhà chức trách Qatar đang mắc kẹt giữa việc xoa dịu người dân, lănh đạo bảo thủ, và tham vọng củng cố quyền lực mềm.
“Diễn ngôn tôn giáo của Doha với người dân trong nước khác xa diễn ngôn tự do của họ với phương Tây”, Mohammed al-Kuwari, 38 tuổi, nói. "(Do đó), không phải lúc nào họ cũng có thể đạt được cả hai".