Kế hoạch phát triển mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới đạt được bước đột phá khi Trung Quốc hoàn tất bộ phận cốt lơi.
Thời báo Hoàn cầu tuần này đưa tin Viện Vật lư Tây Nam liên kết với Tập đoàn Hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) tuyên bố họ đă sản xuất thành công tấm ốp tường tăng cường truyền tải nhiệt đầu tiên của Ḷ phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER), c̣n gọi là "mặt trời nhân tạo" lớn nhất thế giới.
Tấm ốp tường được thiết kế để tiếp xúc trực tiếp với ḍng plasma có nhiệt độ tương đương 100 triệu độ C. Bên trong các tấm ốp tường là cỗ máy chứa "mặt trời nhỏ" đốt cháy tạo ra năng lượng, từ đó sản sinh ra điện năng.
Siêu dự án ITER đặt tại Pháp Ảnh: NUCNET.ORG
Đài NDTV (Ấn Độ) cho biết kế hoạch phát triển "mặt trời nhân tạo" là sự hợp tác của 35 quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, 27 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Anh, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga. Người ta hy vọng ḷ phản ứng này có thể sản xuất năng lượng sạch bằng cách sử dụng cùng một quy tŕnh cung cấp nhiên liệu cho mặt trời.
Các nhà nghiên cứu đang cố gắng khai thác phản ứng tổng hợp hạt nhân diễn ra ở tâm các ngôi sao. Phản ứng này bao gồm sự hợp nhất của 2 hạt nhân nguyên tử nhẹ hơn để tạo thành những hạt nhân nặng hơn, giải phóng một lượng năng lượng khổng lồ.
Theo tạp chí Newsweek, ITER - siêu dự án tổng hợp hạt nhân trị giá 22 tỉ USD - có thể bắt đầu hoạt động vào năm 2025. Châu Âu chịu chi phí xây dựng lớn nhất - khoảng 45% - trong khi mỗi quốc gia c̣n lại đóng góp khoảng 9%, đồng thời cung cấp các bộ phận, hệ thống hoặc cơ sở hạ tầng.
Nhiều nhà khoa học trên khắp thế giới đang cố gắng phát triển các ḷ phản ứng tổng hợp hạt nhân với hy vọng tạo ra nguồn năng lượng sạch và hầu như không phát thải carbon. Tuy việc tạo ra năng lượng nhiệt hạch bền vững vô cùng khó khăn nhưng đây có thể là tương lai của lĩnh vực năng lượng khi các quốc gia cố gắng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.