Cuộc tái ngộ Hằng Nga tuyệt vời của NASA - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Breaking News | Tin Nóng > Breaking News | Tin Sốt


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Cuộc tái ngộ Hằng Nga tuyệt vời của NASA
Phi vụ thử nghiệm Artemis I quay trở lại Mặt Trăng của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) đã kết thúc hoàn hảo với phi thuyền (capsule) Orion đáp an toàn xuống đại dương.

Cú đáp hoàn hảo

Artemis I là phi vụ thử nghiệm không người lái kéo dài 25 ngày rưỡi bay quanh Mặt Trăng nhằm mở đường cho các phi vụ có phi hành gia trong tương lai đã kết thúc mỹ mãn, khi Orion của NASA lao xuống đại dương vào 12g40 chiều, giờ miền Đông (ET) ngày 11/12 ở Thái Bình Dương ngoài khơi bang Baja California của Mexico.

Orion đã hoàn tất đoạn cuối cùng của cuộc hành trình, đi vào bầu khí quyển Trái Đất sau khi đã vượt qua chặng đường dài 385,000 km giữa Mặt Trăng và Trái Đất trên đường trở về. Đây là một trong những đoạn quan trọng và nguy hiểm nhất của phi vụ Artemis I này. Sau khi Orion hạ cánh an toàn, Rob Navias, bình luận gia của NASA dẫn chương trình phát sóng ngày trở về của Orion đã gọi cú đáp này là "hoàn hảo như trong sách giáo khoa"!

Orion hoàn tất sứ mạng tái ngộ chị Hằng (rơi xuống an toàn sau chuyến lên Mặt Trăng xuống bờ biển Baja California, Mexico ngày 11/12/2022 (Ảnh: Mario Tama/Getty Images)

Giám đốc của NASA ông Bill Nelson thì nói ngắn gọn: "Tôi choáng ngợp. Đây là một ngày phi thường!". Orion đã lênh đênh khoảng sáu giờ trên Thái Bình Dương để chờ NASA thu thập thêm các thông tin dữ liệu và thực hiện một số thử nghiệm trước khi đội tàu đến trục vớt nó lên. Quá trình đáp xuống, giống như toàn bộ sứ mạng thử nghiệm là nhằm bảo đảm cho Orion sẵn sàng để đưa các phi hành gia trong một tương lai gần tái ngộ với Mặt Trăng.

Theo bà Melissa Jones, giám đốc phụ trách thu hồi của sứ mạng Artemis I, thời gian mà Orion sẽ được "ngâm" dưới nước ít hơn trong phi vụ có phi hành đoàn, có lẽ sẽ không quá hai tiếng đồng hồ. Một đội thu hồi, gồm thuyền cao tốc, máy bay trực thăng và tàu Hải quân USS Portland đang đợi gần điểm rơi. Một tài khoản Twitter của NASA xác nhận Orion đã được đưa lên trên chiến hạm USS Portland lúc 6g40 chiều, giờ ET. Mike Sarafin, người phụ trách phi vụ Artemis I nói với các phóng viên: "Đây là một sứ mạng đầy thách thức và đã thành công tốt đẹp như mong đợi".

Thách thức khi quay trở về bầu khí quyển

Phi thuyền dạng viên nang Orion di chuyển với tốc độ nhanh gấp 32 lần tốc độ âm thanh, gần 40,000 km/giờ khi nó lao vào bầu khí quyển Trái Đất với lực ma sát lớn, đưa nhiệt độ bên ngoài Orion lên khoảng 2,760 độ C (5,000 độ F). "Một sự thử nghiệm khá quan trọng là tấm chắn nhiệt để nhiệt độ bên trong phi thuyền này không cao đến mức nguy hiểm cho phi hành đoàn", ông Nelson nói, khi giải thích với CNN trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại trước ngày Orion sẽ đáp xuống, về tấm chắn được thiết kế để bảo vệ cho Orion khỏi lực ma sát vật lý rất mạnh khi nó quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất.

Theo Judd Frieling, Giám đốc chuyến bay của phi vụ Artemis I, nhiệt độ rất cao còn khiến cho các phân tử không khí bị ion hóa, làm tích tụ plasma khiến cho việc thông tin liên lạc giữa Orion và bên ngoài bị gián đoạn trong 5 phút rưỡi. Khi capsule ở độ cao khoảng 61,000 mét so với bề mặt Trái Đất, nó sẽ thực hiện một động tác lăn khiến phi thuyền sẽ bay ngược lên trên trong một thời gian ngắn giống như lướt lên một tảng băng trên mặt hồ. Khi bắt đầu hạ độ cao cuối cùng, "viên nang" (capsule) này giảm nhanh tốc độ hàng ngàn dặm một giờ xuống đến mức đủ chậm để bung dù ra.

Vào thời điểm nó hạ cánh, Orion chỉ có tốc độ khoảng 32 km/giờ. Howard Hu, Giám đốc Chương trình Orion của NASA cho biết nhiệt độ trong cabin của Orion cần được duy trì ở mức dễ chịu từ 60 độ đến 71 độ F dựa trên các thông tin dữ liệu ghi nhận từ phi vụ thử nghiệm Artemis I.

Dù không có phi hành gia nào trong sứ mạng thử nghiệm này nhưng ông Nelson khẳng định, phi vụ này rất quan trọng để chứng minh phi thuyền sẽ đáp ứng được các thông số cần thiết để cho con người có thể bay cùng. "Các kế hoạch của NASA là thông qua các phi vụ Artemis Mặt trăng này sẽ thiết kế chương trình đưa các phi hành gia lên sao Hỏa trong cuộc hành trình cần thời gian quay trở lại Trái Đất nhanh hơn và táo bạo hơn nhiều".

Video cho thấy cảnh Orion bắt đầu được vớt lên boong U.S.S. Portland ngày 11/ 12/2022 sau khi thực hiện sứ mạng 26 ngày đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Apollo 17 đổ bộ lên Mặt Trăng (Ảnh: Mario Tama/Getty Images)

Thành công ngoài sự mong đợi

Orion đã đi khoảng 2 triệu km đến quỹ đạo Mặt Trăng và bay chung quanh nó rồi trở về trong cuộc hành trình xa hơn bất cứ phi thuyền nào trước đây từng chở con người ra ngoài vũ trụ. Mục tiêu phụ của Artemis I là để thử nghiệm module dịch vụ (phần đính kèm hình trụ ở dưới cùng Orion) đưa 10 vệ tinh nhỏ lên không gian. Nhưng bốn vệ tinh đã bị hỏng sau khi được đưa vào quỹ đạo, kể cả một rover đổ bộ Mặt Trăng được thu nhỏ và sản xuất ở Nhật Bản và một vệ tinh đầu tiên do chính NASA thiết kế để khám phá không gian liên hành tinh.

Bỏ qua các thất bại nói trên, trong chuyến đi gặp gỡ chị Hằng lần này, Orion đã chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp về Trái Đất. Trong hai lần bay gần, nó đã chụp được những ảnh chụp bề mặt Mặt Trăng và Trái Đất mọc đầy sức mê hoặc. Ông Nelson cho biết, ông chấm điểm A cho sứ mạng thử nghiệm Artemis I này. "Đơn giản bởi vì chúng tôi sợ mọi thứ sẽ không đi đúng như sự mong đợi, nhưng tin tốt là chỉ có vài sai sót và NASA đã biết cách để khắc phục chúng", ông nói. "Vì vậy, nếu tôi là một giáo viên, tôi sẽ cho phi vụ này điểm A+".

Với sự thành công của phi vụ Artemis I, sắp tới đây, NASA sẽ nghiên cứu kỹ các thông tin dữ liệu đã thu thập được từ chuyến bay này để chọn ra phi hành đoàn cho sứ mạng Artemis II, mà theo dự tính sẽ cất cánh vào năm 2024. Theo kế hoạch này, danh sách phi hành đoàn ​​có thể được công bố vào đầu năm 2023. Phi vụ Artemis II sẽ đưa các phi hành gia đi theo quỹ đạo tương tự như Artemis I, bay chung quanh Mặt Trăng nhưng sẽ không hạ cánh trên bề mặt của nó. Phi vụ Artemis III, dự trù phóng vào năm 2025 sẽ đưa con người đổ bộ xuống bề mặt Mặt Trăng trở lại. Các giới chức của NASA cho biết Artemis III sẽ có người phụ nữ đầu tiên và người da màu đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

trungthuc
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
Release: 12-12-2022
Reputation: 328818


Profile:
Join Date: Jul 2020
Location: California
Posts: 9,535
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	GettyImages-1448428115.jpg
Views:	0
Size:	215.2 KB
ID:	2150886
trungthuc is_online_now
Thanks: 400
Thanked 5,271 Times in 3,125 Posts
Mentioned: 17 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 346 Post(s)
Rep Power: 30 trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10
trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10
Old 12-12-2022   #2
trungthuc
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
Join Date: Jul 2020
Location: California
Posts: 9,535
Thanks: 400
Thanked 5,271 Times in 3,125 Posts
Mentioned: 17 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 346 Post(s)
Rep Power: 30
trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10
trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10
Default

Một thành tựu đáng nể phục của NASA, tuy nhiên vẩn còn vài gút mắc muốn nói. Nếu họ dám công bố hình ảnh mới nhất, rõ ràng nhất đã chụp được bề mặt của Mặt Trăng sau khi chương trình Apollo thám hiễm Mặt Trăng đã kết thúc vào thập niên 70 của thế kỷ 20, thì sẽ hay, bổ ích cho thiên hạ nắm biết được và chiêm ngưởng những khám phá thật sự của nhân loại trong không gian vũ trụ bao la này. Những vệ tinh mà NASA phóng lên đều đã được nghiên cứu tĩ mĩ khi thăm dò hành tinh, thiên thạch, tiểu hành tinh vì "họ" đã "thấy được, thấy rõ và chỉ muốn đưa thiết bị bay đến tận nơi để xác minh thêm mà thôi". Khoa học không thể phát sinh từ ngẩu hứng mà ra vì sẽ tốn kém rất nhiêu công sức, của cải để thực hiện!!Hi vọng trong thời gian sắp tôi sẽ tìm cách sưu tầm video clip để chứng minh sự che dấu tinh vi của NASA về những hình ảnh chụp ở Mặt Trăng này.
Là một công dân Mỹ, cá nhân tôi luôn tự hào về những thành tựu mà Hoa Kỳ đã đạt được trong hơn thế kỷ qua, giúp cho nhân loại nắm hiểu được nhiều kiến thức về mọi mặt: khoa học, kỹ thuật, y học, vật lý, và nhất là những định chế chính trị của chủ nghĩa tư bản đã giúp cho con người có được những bước tiến rất xa nhằm khám phá ra vũ trụ bao la cùng với những khám phá tuyệt vời và ngoài sức tưởng tượng này!!!

Last edited by trungthuc; 12-13-2022 at 04:48.
trungthuc is_online_now   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC9

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 06:42.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.16779 seconds with 12 queries