Bất ổn chính trị toàn cầu, chi phí sinh hoạt tiếp tục tăng cao và sự hồi sinh của du lịch hậu Covid-19 được dự đoán sẽ diễn ra trong năm mới 2023.
Cuộc chiến Ukraine của Nga, lạm phát gia tăng và sự kết thúc của giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19, tất cả đă định h́nh thế giới năm 2022. Vậy Năm mới 2023 có thể mang lại điều ǵ?
Cuộc chiến ở Ukraine đă giáng một đ̣n nặng nề vào sự ổn định toàn cầu, ảnh hưởng đáng kể đến giá năng lượng, lạm phát, an ninh lương thực và thay đổi động lực của chính trị quốc tế.
Trong khi người dân trên khắp thế giới đang vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao, một cuộc suy thoái khác được cho là sẽ diễn ra vào năm tới. Các doanh nghiệp đang được khuyến cáo nên chuẩn bị cho sự gián đoạn và biến động kéo dài.
Ngay cả các tỷ phú cũng được cho là sẽ thấy giá trị tài sản ṛng của họ giảm trong 12 tháng tới.
Trong bài viết này, The National phân tích một số sự kiện lớn đă xảy ra vào năm 2022 và sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến năm 2023.
Bất ổn chính trị toàn cầu
Đây là hậu quả của cuộc xung đột đang diễn ra và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt giữa Nga và Ukraine. Cuộc chiến đă gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và được cho là đă tạo ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Cuộc chiến ở Ukraine vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt vào cuối năm 2022. Ảnh Reuters.
Bất ổn toàn cầu với Mỹ và NATO ngày càng đụng độ ngoại giao với Nga trên trường thế giới ngày càng khiến nền ḥa b́nh trên thế giới trở nên mong manh hơn.
Thụy Điển và Phần Lan đă nộp đơn xin gia nhập NATO và số lượng lực lượng sẵn sàng chiến đấu cao của liên minh đă tăng từ 40.000 lên 300.000 binh sĩ. Không ai chắc chắn Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ làm ǵ tiếp theo.
Vào năm 2023, trong khi phương Tây được khuyến khích tiếp tục cam kết hỗ trợ cho Ukraine nhiều khí tài quân sự hơn, th́ chính sách bên miệng hố hạt nhân của Điện Kremlin sẽ tiếp tục là trọng tâm.
Khả năng hạt nhân của Iran và chương tŕnh vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cũng vẫn là một mối lo ngại ngày càng tăng. Các chuyên gia tại Chatham House đă đặt ra câu hỏi rằng: Liệu năm 2023 sẽ là năm của xung đột hạt nhân hay năm mà các quốc gia nghiêm túc hơn trong vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ quân bị?
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là một câu hỏi hóc búa. Liệu nước này có cố gắng tranh giành ảnh hưởng trong khi Mỹ đang bận đối phó Nga? Bắc Kinh có thể đóng vai tṛ ǵ trong cuộc chiến ở Ukraine? Và liệu nước này sẽ xử lư những căng thẳng trong quan hệ với Washington liên quan đến sự cạnh tranh ở Thái B́nh Dương, đặc biệt về vấn đề Đài Loan như thế nào?
Mỹ đang bắt đầu công nhận Trung Quốc là một đối thủ cả về quân sự lẫn kinh tế khi Bắc Kinh ngày càng giành được nhiều ảnh hưởng hơn trên toàn cầu.
Những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu
Nền kinh tế toàn cầu vào năm 2023 sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi nhiều cú sốc như chiến tranh Ukraine, khủng hoảng tài chính, lăi suất tăng và hậu quả tức thời của đại dịch Covid-19.
Nh́n chung, những điều này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ diễn ra vào năm 2023 và thị trường chứng khoán sẽ sụp đổ trong một số quư.
Tuy nhiên, các chuyên gia từ Goldman Sachs không hoàn toàn đồng ư với những dự báo bi quan như vậy. Họ dự đoán tăng trưởng sẽ dưới mức trung b́nh khoảng 2%.
“Có nhiều lư do để kỳ vọng tăng trưởng tích cực trong các quư tới”, ông Jan Hatzius, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu của Goldman Sachs và là nhà kinh tế trưởng của công ty nhận định và kỳ vọng rằng thu nhập khả dụng thực tế sẽ tăng hơn 3%.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên chuẩn bị cho sự biến động liên tục trong những năm tới trong đó, bất ổn sẽ kéo dài.
Trong ngắn hạn, nền kinh tế toàn cầu hầu hết đang suy yếu nhanh chóng. Mỹ và châu Âu được dự báo sẽ trải qua suy thoái trong thời gian rất gần. Trung Quốc cũng sẽ phải chịu mức tăng trưởng yếu hơn đáng kể vào năm 2023.
Trong khi đó, các nền kinh tế châu Phi cận Sahara và các nền kinh tế châu Á mới nổi dường như ở vị trí tốt hơn để tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn so với tốc độ tăng trưởng trung b́nh toàn cầu.
Du lịch phục hồi trở lại
Yếu tố đo lường sức khỏe của ngành du lịch toàn cầu tốt nhất là hoạt động của các hăng hàng không lớn. Đối với họ, sự phục hồi sau đại dịch đă rơ rệt. Tại Mỹ, hăng hàng không Delta kỳ vọng doanh thu sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2023 nhờ nhu cầu đi lại mạnh mẽ.
American Airlines, United và South Western cũng đang hướng đến sự tăng trưởng. Các ngân hàng đầu tư như Morgan Stanley đang lạc quan về cổ phiếu hàng không.
Tại châu Âu, Ryan Air vẫn dẫn đầu thị trường và trong nửa đầu năm 2022, hăng đă báo cáo mức lăi kỷ lục 1,2 tỷ bảng Anh. Michael Ryan, giám đốc điều hành của Ryan Air dự báo năm tới, nhu cầu cao về du lịch hàng không sẽ diễn ra trên lục địa châu Âu.
Theo Patrick Andersen, giám đốc điều hành của CWT, một công ty quản lư hàng đầu, nhu cầu đi công tác và hội họp bằng đường hàng không đang “quay trở lại một cách mạnh mẽ”. Ngoài ra, ngành công nghiệp du thuyền cũng dự đoán sẽ phục hồi đáng kể vào năm 2023 với 26,5 triệu hành khách.
VietBF @ Sưu tầm