Vàng da, hôi miệng, rối loạn tiêu hóa... là những dấu hiệu cảnh báo gan bị nhiễm độc; cần ăn uống lành mạnh và điều trị phù hợp.
Gan đảm nhận 500 chức năng, dự trữ glucose để tạo năng lượng khi cần thiết, sản xuất dịch mật tiêu hóa thức ăn và xử lư các chất thải độc hại, thanh lọc độc tố cho máu đi nuôi cơ thể. Nếu gan bị nhiễm độc và tổn thương lâu ngày không được khắc phục có thể tiến triển thành nhiều bệnh lư nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan...
Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết nhiễm độc gan xuất phát từ nhiều lư do, trong đó có lạm dụng bia rượu, thuốc và các thực phẩm chức năng; ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh; nhiễm virus viêm gan. Tại Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm viêm gan virus B, C c̣n cao, chiếm khoảng 10-15% dân số.
Nhận biết sớm dấu hiệu gan nhiễm độc giúp chủ động trong điều trị, giảm nguy cơ tổn thương gan, đảm bảo chức năng của cơ quan này. Dưới đây là một số dấu hiệu gan nhiễm độc theo Tiến sĩ Khanh.
Vàng da và mắt
Vàng mắt và da là những dấu hiệu rơ nét nhận biết gan bị nhiễm độc. Nếu nhiễm độc trong thời gian dài, tế bào gan bị tổn thương khiến gan rối loạn chuyển hóa bilirubin (các hồng cầu già màu vàng, được sản xuất từ mật và xử lư tại gan). Lượng sắc tố bilirubin dư thừa ứ đọng trong máu dần ngấm vào các mô, tích tụ tại niêm mạc da và ḷng trắng mắt, khiến chúng chuyển thành màu vàng.
Hơi thở có mùi hôi
Khi nhiễm độc, gan không thể thanh lọc và đào thải hết các chất độc (amoniac, ure). Các khí dimethyl sulfide, acetone, 2-butanone and 2-pentanone bị ứ đọng, làm cho hơi thở người bệnh có mùi hôi khó chịu.
Rối loạn tiêu hóa
Đây là triệu chứng thường gặp khi gan có dấu hiệu bị tổn thương. Do chức năng gan suy giảm, dịch mật sản xuất không đủ để tiêu hóa thức ăn. Người bệnh hay có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ăn kém, buồn nôn và nôn, sợ thịt mỡ, tiêu chảy hoặc táo bón, nước tiểu sẫm màu, phân vàng hoặc màu trắng bạc...
Mẩn ngứa, nổi mụn nhọt, mày đay
Khả năng đào thải chất độc kém dần khi gan bị nhiễm độc, khiến độc tố tích tụ trong máu, sau đó, xâm nhập vào các tế bào da, gây kích ứng. Người bệnh thường xuyên nổi mụn nhọt hoặc nổi những mảng mẩn đỏ, mày đay. Muối mật không được đào thải hết gây ra cảm giác ngứa râm ran khó chịu.
Đau tức hạ sườn phải
Khi nhiễm độc, gan có thể sưng lên khiến vỏ Gibson's Capsule bao quanh gan bị kéo căng, gây ra những cơn đau tức khó chịu ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải. Nếu t́nh trạng này kéo dài có thể gây rối loạn chức năng túi mật. Lúc này, người bệnh có thể bị đau dữ dội vùng túi mật.
Hội chứng giả cúm
Nếu gan bị nhiễm độc, người bệnh có thể xuất hiện các cơn đau đầu, sốt, đau các cơ, khớp toàn thân... tương tự như khi mắc bệnh cúm, khiến nhiều người nhầm lẫn.
Gan nhiễm độc gây ra những cơn đau tức khó chịu ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, rối loạn tiêu hóa.... Ảnh: Freepik
Gan được cấu tạo bởi 60% tế bào gan, phần c̣n lại là các tế bào nội mô, tế bào h́nh sao... Giữa các dăy tế bào gan là các mao mạch, c̣n gọi là xoang gan. Trong xoang gan có các tế bào Kupffer - một đại thực bào tạo phản ứng miễn dịch, giúp loại bỏ các tế bào gan chết.
Tiến sĩ Khanh chia sẻ thêm, khi bị kích hoạt liên tục bởi các yếu tố độc hại, Kupffer sẽ phóng thích các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin..., vô t́nh làm chết các tế bào gan trên diện rộng, khiến chức năng thải độc của gan bị suy giảm. Chất độc ứ đọng trong gan lâu ngày gây nhiễm độc, là nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Để giải độc gan, bên cạnh hạn chế nạp thêm chất độc từ bên ngoài (uống rượu bia, hút thuốc lá, lạm dụng thuốc, ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, tiếp xúc với chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, phân bón...), người bệnh cần chủ động chống độc cho gan từ bên trong, ngăn không cho tế bào Kupffer sinh ra nhiều chất độc gây hại gan.
Theo Tiến sĩ Khanh, mọi người nên tập thể dục thường xuyên, tiêm pḥng vaccine ngừa virus viêm gan B, uống nhiều nước, bổ sung thêm chất xơ, vitamin như A, E, K, C... giúp bảo vệ gan. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, nôn mửa, thay đổi màu da... người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.