Giá dầu thế giới vọt tăng. Trước hàng loạt thông tin đang tiếp nhiệt lượng cho đà phục hồi của thị trường dầu. Giá dầu Brent vừa vọt lên hơn 81 USD/thùng sau khi giảm mạnh ở tuần trước.
Theo dữ liệu của Trading Economics ngày 9/1 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent đă tăng vọt 3,25% so với 24 giờ trước đó, xuyên thủng ngưỡng 80 USD/thùng lên 81,14 USD/thùng. Giá dầu bật tăng từ mức thấp nhất gần một tháng (77,6 USD/thùng) vào tuần trước.
C̣n giá dầu WTI (chuẩn Mỹ) tăng 3,23% so với 24 giờ trước đó lên 76,156 USD/thùng. Tuy nhiên, giá của loại hàng hóa này vẫn giảm 1,5% trong năm nay, c̣n giá dầu Brent tăng nhẹ 0,66%.
Theo giới quan sát, giới đầu tư tin rằng nhu cầu tại Trung Quốc - nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới - sẽ bật tăng. Cùng với đó là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhẹ tay hơn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
Giá dầu vọt lên hơn 81 USD/thùng. Ảnh: Trading Economics.
Tín hiệu tốt từ phía Trung Quốc
"Trung Quốc đă mở cửa biên giới trở lại và đang ở một vị thế tốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm nay. Điều này xảy ra sớm hơn dự kiến", ông Neil Wilson, Trưởng bộ phận Phân tích thị trường tại Markets.com (London), trả lời Zing.
Từ ngày 8/1, Trung Quốc chính thức mở cửa trở lại hoàn toàn sau 3 năm đóng cửa nhằm chống dịch Covid-19. Số lượng người qua lại các cửa khẩu biên giới trên bộ, sân bay và đường biển tại đất nước 1,4 tỷ dân đă tăng đột biến chỉ sau một ngày.
Trung Quốc đă mở cửa biên giới trở lại và đang ở một vị thế tốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm nay. Điều này xảy ra sớm hơn dự kiến
Ông Neil Wilson, Trưởng bộ phận Phân tích thị trường tại Markets.com (London)
Nền kinh tế Trung Quốc được dự báo phục hồi mạnh mẽ trong năm nay. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,3% trong năm nay, tăng từ mức 3% của năm ngoái. Các dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Fitch Ratings lần lượt là 4,6%, 4,4% và 4,1%.
Theo CNBC, ông Dan Yergin - Phó chủ tịch S&P Global - tin rằng giá dầu có thể chạm mốc 121 USD/thùng sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại hoàn toàn.
"Nhu cầu sẽ bùng nổ khi Trung Quốc hoàn toàn thoát khỏi dịch bệnh", vị chuyên gia nói với CNBC. Theo ông, đó có thể là cú hích lớn và đẩy giá vọt lên 121 USD/thùng, sát với mức cao hồi tháng 3 năm nay sau khi Điện Kremlin phát động cuộc chiến ở Ukraine.
Những căng thẳng về nguồn cung do thiếu hụt đầu tư vào dầu khí khiến giá dễ dàng tăng cao khi cầu đẩy.
Theo dự báo mới nhất của S&P, nhu cầu dầu tại nước này có thể đạt 15,7 triệu thùng/ngày vào năm sau, cao hơn khoảng 700.000 thùng so với năm 2022.
Fed sẽ ôn ḥa hơn?
Ông Yergin chỉ ra các quyết định chính sách của Fed cũng tác động tới giá dầu. Trong những ngày qua, các thị trường hàng hóa, trong đó có dầu, hưởng lợi nhờ những tín hiệu hạ nhiệt của lạm phát tại Mỹ.
Các dữ liệu mới nhất chỉ ra tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Mỹ đang giảm bớt. Và điều này có thể cho phép Fed bớt quyết liệt hơn trong việc tăng lăi suất, vốn sẽ thúc đẩy USD và giáng đ̣n lên những tài sản như vàng, dầu.
Theo báo cáo vừa được Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố, số việc làm trong tháng 12 của Mỹ ghi nhận tốc độ tăng hàng tháng thấp nhất trong ṿng 2 năm. Thu nhập của người Mỹ cũng giảm tốc tăng trưởng.
Hơn nữa, chỉ số quản lư thu mua (PMI) từ Viện Quản lư Nguồn cung Mỹ (ISM) chỉ ra các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ đă lao dốc bất ngờ trong tháng 12. Đây là mức giảm lớn nhất trong ṿng 2 năm rưỡi do nhu cầu suy yếu.
Các dữ liệu về khu vực dịch vụ và thị trường lao động tại Mỹ cho thấy những động thái tăng lăi suất liên tiếp của Fed trong ṿng gần một năm qua đă phát huy tác dụng.
Fed bắt đầu chu kỳ tăng lăi suất vào tháng 3/2022 để ḱm hăm lạm phát. Trong năm ngoái, ngân hàng trung ương Mỹ nâng lăi suất tổng cộng 425 điểm cơ bản, đưa lăi suất điều hành lên 4,25-4,5%.
Giới quan sát lo ngại rằng nếu Fed tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, nền kinh tế Mỹ sẽ không tránh khỏi một cuộc suy thoái. Theo S&P, giá dầu Brent chuẩn toàn cầu có thể rớt xuống khoảng 70 USD/thùng nếu kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
Về phía nguồn cung, sản lượng dầu thô của OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa) đă tăng trong tháng 12, dẫn đầu là sự phục hồi nguồn cung từ phía Nigeria, bất chấp thỏa thuận cắt giảm sản lượng của nhóm nhằm hỗ trợ thị trường.
VietBF@ sưu tập