Sau ba cái Tết lỡ hẹn v́ đại dịch, khuya 10/1, khi vừa bước xuống sân bay Tân Sơn Nhất, bà Nguyễn Lan Hương, 60 tuổi, Việt kiều Mỹ ngửa mặt thốt lên: "Quê hương đây rồi".
"Đến bây giờ, cảm xúc lâng lâng khi được bước đi trên mảnh đất quê hương vẫn c̣n", bà Hương chia sẻ với VnExpress.
Bà nói, dù đă 30 năm sinh sống ở Texas, Mỹ nhưng bốn năm cách biệt quê nhà do dịch Covid-19 trở nên quá dài với những kiều bào như bà. "Trên chuyến bay này, rất đông kiều bào Mỹ giống tôi, mang tâm trạng hân hoan khi sắp được đón Tết trên chính quê hương", bà kể.
Chiều 29 Tết, bà Hương được cô cháu gái chở đi chợ hoa ở công viên Gia Định. Trên đường, bà liên tục cầm điện thoại chụp h́nh để lưu lại những khung cảnh thân thương. Nữ Việt kiều cho hay, Sài G̣n thay đổi quá nhanh, nhất là dọc bờ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè ngày trước nước đen x́ và đầy rác, bây giờ đă xanh, sạch đẹp và rất nên nên thơ với hai hàng cây xanh lá.
"Bước chân về quê mẹ, ḷng chúng tôi luôn rạo rực và xúc động, cảm giác ḿnh như đứa trẻ nh́n đâu cũng chỉ trỏ và thốt lên "Sao mà đẹp quá", bà Hương nói.
Bà Nguyễn Lan Hương tự tay trang trí Tết trong nhà tại quận Phú Nhuận tối 18/1. Ảnh: Minh Tâm.
Bà Hương có dự định về thăm nhà vào dịp Tết 2020 nhưng Covid-19 bùng phát khiến kế hoạch bị hoăn. Hy vọng đến Tết năm sau sẽ có thể trở về đoàn viên, nhưng dự định cũng không thành v́ Covid-19 chưa hạ nhiệt và các chuyến bay về Việt Nam c̣n hạn chế. Sau dịch, kinh tế khủng hoảng toàn cầu, cuộc sống nơi xứ người cũng không mấy dư giả nhưng bà vẫn cố gắng dồn hết tiền tích lũy để lên kế hoạch về Việt Nam.
"Tôi đă mua vé từ 6 tháng trước và đợi thời gian trôi thật nhanh để về nhà", bà nói.
Những năm ở Mỹ, dịp Tết, bà vẫn duy tŕ truyền thống văn hóa của quê nhà như cùng chồng đi chợ sắm Tết, trang trí nhà cửa bằng những tấm liễn, câu đối, làm mâm cơm cúng tất niên. Cách hơn nửa ṿng trái đất, bên này, bà Hương cũng canh đúng 0h ngày 30 Tết đón giao thừa, cùng chồng nâng ly chúc mừng năm mới trong nỗi nhớ quê hương và gia đ́nh. Hôm sau, mỗi người lại tất bật một ngả theo công việc riêng.
"Mọi thứ diễn ra rất đơn giản và nhanh gọn, những lúc ấy tôi luôn nghĩ không khí Tết không đâu bằng Việt Nam, vừa rộn ràng và vừa ấm cúng", người phụ nữ 60 tuổi nói.
Trở về nhà sau bốn năm, bà Hương ngồi thưởng thức tô ḿ hoành thánh nóng hổi chị gái vừa chuẩn bị. "Đây là tô ḿ đặc biệt, v́ nó thấm đậm t́nh yêu quê nhà, ước mơ của tôi đă thành sự thật, ngon quá chừng", bà chia sẻ.
Dịp Tết này, bà muốn tự đi chợ mua đồ trang trí Tết, trái cây và bánh mứt. Bà cũng đă hủy hết những lời mời đi du lịch, dành thời gian cho gia đ́nh. "Sau Covid-19, tôi cảm nhận được cuộc sống vô thường lắm, nên phải ưu tiên bên gia đ́nh thân yêu", bà nói.
Theo thống kê, hiện có hơn 5,3 triệu người Việt Nam sinh sống, làm việc tại 130 quốc gia và vùng lănh thổ, trong đó có hơn 2 triệu kiều bào xuất thân hoặc có liên hệ với TP HCM. Đại diện Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, dịp Tết Quư Măo, b́nh quân mỗi ngày có gần 300 chuyến bay quốc tế đi - đến với khoảng 42.000 khách nhập cảnh. Năm nay lượng khách quốc tế và kiều bào từ các nước về quê đón Tết đông đúc hơn do hai năm bị hạn chế đi lại.
Theo số liệu của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP HCM, năm nay có hơn 36.000 Việt kiều nhập cảnh qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất từ 1/12/2022 đến 13/1/2023, tăng 50% so với năm ngoái. Trong đó, Việt kiều Mỹ chiếm số lượng đông nhất.
Richie Nguyễn đă 5 năm mới trở về Việt Nam đón Tết, vui xuân tại phố ông đồ quận 1, tối 17/1. Ảnh: Minh Tâm.
Sau 5 năm sinh sống ở Toronto, Canada, Richie Nguyễn, 31 tuổi mới trở về Việt Nam đón Tết. Vừa bước xuống máy bay, cô gái dành 5 phút đứng hít thở không khí quê nhà. "Sài G̣n nóng hơn rất nhiều so với Canada nhưng ḷng tôi phấn khích lắm, v́ đă về nhà", cô kể.
Cô gái gốc Sài G̣n cho hay, thành phố trong mắt cô thay đổi rất nhiều, xuất hiện thêm cây cầu nối trung tâm quận 1 với TP Thủ Đức, có ṭa nhà cao hơn cả Bitexco... "Có một đặc sản ở Sài G̣n không thay đổi đó là đường sá vẫn đông đúc, kẹt xe nhiều", Richie cười nói.
Năm 2020, Richie đă chuẩn bị mọi thứ cho chuyến về Việt Nam nhưng dịch Covid-19 đă dập tắt mong ước của cô gái gốc Việt. "Tôi thật sự sốc, vừa lo lắng gia đ́nh ở quê nhà không biết có nguy hiểm ǵ không, ḷng cứ suy nghĩ không làm được việc ǵ". Hai năm ấy, cô quyết tâm làm việc thật chăm chỉ để tích lũy tiền chuẩn bị cho ngày trở về.
Cô kể, Tết Nguyên đán bên Canada, mọi người vẫn đi chợ Tàu mua phong b́ đỏ, đầu năm cô chú ĺ x́ cho. Gia đ́nh cô chú của Ricihie bên này vẫn cố gắng duy tŕ truyền thống thờ ông bà, chuẩn bị mâm ngũ quả, nhưng không quá cầu kỳ, mọi thứ đều gọn nhẹ.
Những năm đón Tết xa nhà, dù có người thân bên cạnh nhưng Richie luôn thấy trống vắng. Như thường lệ, mùng 1 Tết ở Canada, Richie sẽ nhận cuộc gọi từ gia đ́nh Việt Nam qua mạng xă hội, rồi chúc nhau năm mới từ màn h́nh điện thoại. "Khi đó, tôi tự nghĩ tại sao ḿnh lại ở đây, thèm về quá... ước ǵ có thể bay liền về nhà", cô nhớ lại.
Bữa cơm đầu tiên ở Việt Nam, mẹ Richie nấu món canh chua cá lóc và thịt ram. Cầm chén cơm, ăn kèm miếng thịt ram mẹ vừa gắp, Richie thốt lên: "Ngon quá mẹ ơi", rồi cả nhà bật cười. Cô kể, chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc đến như thế, về nhà luôn tuyệt vời.
Tết này, Richie sẽ chở mẹ đi siêu thị chuẩn bị đồ cúng, rồi đi chợ hoa tự tay lựa đồ trang trí Tết cho cây mai ba đă mua sẵn. Giao thừa năm nay sẽ trở nên đặc biệt đối với Richie v́ có gia đ́nh bên cạnh. Đến mùng 1 cô sẽ qua nội thực hiện thủ tục ĺ x́, mùng 2 qua ngoại. "Dù ở đâu th́ ḿnh cũng là người Việt Nam. Tết đến vẫn thèm bánh chưng, vẫn ĺ x́ trẻ con, đi chúc Tết", Richie nói.
Không riêng bà Hương hay Richie, đối với chị Ngô Thẩm Trân, 45 tuổi, sống ở Đài Loan cho biết, Tết Quư Măo 2023 là một cái Tết đặc biệt v́ không c̣n mẹ.
Năm nay, Tết đến chị Trân thay mẹ cùng các chị chuẩn bị mâm ngũ quả tươm tất cho bàn thờ ông bà, nấu nồi thịt kho rệu, khổ qua hầm thịt và làm dưa chua. Ngoài ra, ở các gia đ́nh miền Tây quê chị c̣n mua cặp dưa hấu, hai đĩa quưt hồng để lên bàn thờ nhằm thể hiện sự thịnh vượng cho gia đ́nh.
"Những ngày trước, trên mâm ngũ quả, mẹ hay chọn đủ các loại trái cây như măng cầu, dừa, đu đủ, xoài để cầu mong một năm sung túc. Bây giờ, tôi cũng làm giống như mẹ", chị Trân quê gốc Đồng Tháp kể.
Chị cho biết Tết Quư Măo năm nay sẽ ở lại trong khoảng hai tháng và dự định tạo ra nhiều kỷ niệm với gia đ́nh như tổ chức những bữa ăn, cùng cả nhà đi tảo mộ và đi thăm họ hàng.
"Không khí Tết ở quê nhà lúc nào cũng vui. Dù tôi đi đâu cũng mong về quê hương, ở đây c̣n có ông bà, cha mẹ không khí Tết đậm đà t́nh nghĩa hơn ở nước ngoài rất nhiều", chị Trân hiện là Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam-Đài Loan, nói.
VietBF@sưu tập