Theo các nhà khoa học, nằm sâu 2.900 km dưới lớp vỏ và lớp phủ là lơi của Trái Đất. Phần lơi này có bán kính khoảng 3.500 km và nóng tới 10.000 độ C. Mức nhiệt này nóng hơn cả bề mặt của Mặt Trời.
Lơi của Trái Đất được h́nh thành trong “thảm họa sắt”. Đây là một sự kiện địa chất lớn trong lịch sử ban đầu của Trái Đất, khi hành tinh xanh bị nung nóng đến nhiệt độ trên điểm nóng chảy của sắt.
Theo đó, các giọt kim loại nặng bị hút về phía trung tâm của hành tinh, trong khi những nguyên tố nhẹ hơn trồi lên bề mặt, và h́nh thành lớp phủ, lớp vỏ. Nhiệt độ thiêu đốt của lơi chính là kết quả của năng lượng c̣n sót lại từ quá tŕnh h́nh thành Trái Đất và năng lượng hạt nhân từ sự phân ră phóng xạ tự nhiên.
Hơn nữa, chuyển động của kim loại nóng chảy ở lơi bên ngoài tạo ra từ trường Trái Đất, giúp bảo vệ con người khỏi bức xạ vũ trụ có hại.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, để h́nh thành, các hành tinh cần rất nhiều sắt. Đây là thứ bị hút về phía trung tâm của chúng và cuối cùng trở thành lơi.
Trên thực tế, các nhà khoa học cho biết, những hành tinh không lơi cũng có thể tồn tại. Điều này xảy ra khi sắt bị oxy hóa và mắc kẹt trong những tinh thể khoáng chất silicat hoặc lớp phủ của hành tinh.
Trong những trường hợp này, sắt không tạo thành lơi và hành tinh đó tiếp tục tồn tại mà không có một quả cầu nóng chảy ở tâm của nó.
Điều ǵ sẽ xảy ra nếu Trái Đất h́nh thành như vậy?
Để sự sống có thể tồn tại, một hành tinh cần phải có hơi ấm và nước. Hành tinh này cũng cần được che chở khỏi một ngôi sao trẻ và mănh liệt như Mặt Trời.
Trên thực tế, từ trường đóng vai tṛ như lá chắn của hành tinh và được tạo ra khi lơi của hành tinh nguội đi và đông đặc lại. Nó cũng làm xáo trộn sắt lỏng ở xung quanh và kết quả là phát ra các ḍng điện.
Do đó, nếu Trái Đất h́nh thành mà không có lơi sắt nóng chảy th́ nó sẽ không có từ trường. Điều này sẽ khiến con người tiếp xúc với bức xạ vũ trụ có hại và các hạt tích điện do Mặt Trời phát ra. Ngoài ra, con người cũng sẽ bị thổi bay bởi các cơn băo Mặt Trời dữ dội.
Nếu không có từ trường, Trái Đất có thể sẽ mất bầu khí quyển. Đơn cử như chỉ cần nh́n vào sao Hỏa, hành tinh gần Trái Đất nhất, chúng ta có thể thấy hậu quả của điều đó.
Bởi trước đây, sao Hỏa cũng có từ trường mạnh, nhưng nó không tồn tại lâu. Các nhà khoa học cho biết, lơi sao Hỏa bị đóng băng vào khoảng 4,2 tỷ năm trước. Điều này làm từ trường của hành tinh đỏ bị suy yếu đáng kể và thậm chí là yếu đến mức không thể bảo vệ được bầu khí quyển của nó.
Những cơn gió Mặt Trời đă thổi bay bầu khí quyển của sao Hỏa một cách không thương tiếc, khi lao vào hành tinh đỏ với tốc độ xấp xỉ 800 km/s.
Do đó, nếu Trái Đất không có từ trường mạnh như hiện tại th́ thay v́ có một thế giới ấm áp với các đại dương mặn, nơi sự sống có thể phát triển, Trái Đất sẽ trở thành một sa mạc lạnh, khô và không có sự sống.
Nếu sự sống xuất hiện trên Trái Đất không lơi này th́ nó sẽ cần phải thích ứng với một số thay đổi cực đoan. Cụ thể, một luồng tia UV cường độ cao sẽ là mối đe dọa thường xuyên v́ chúng có thể phá hỏng ADN của con người. Chưa hết, nhiều khả năng con người sẽ phải sống ở dưới ḷng đất, nơi ít tiếp xúc với bức xạ vũ trụ.
Nếu ở trên bề mặt của Trái Đất không lơi, con người sẽ liên tục nh́n thấy những tia sáng lóe lên, ngay cả khi đang nhắm mắt. Nguyên nhân là v́ các tia vũ trụ đi qua vơng mạc của con người.
Nếu không có từ trường, một số động vật như chim, cá voi sẽ không thể định hướng. Hơn nữa, tất cả sự sống trên Trái Đất sẽ phải thích nghi với việc sống trong môi trường khắc nghiệt hơn nhiều. Con người cũng sẽ mất những công nghệ tuyệt vời dựa vào từ trường như hiện nay, chẳng hạn như vệ tinh, thiết bị viễn thông, hệ thống định vị...
Theo các nhà khoa học, lơi hành tinh của Trái Đất đang dần mất nhiệt. Kết quả, lơi sắt nóng chảy của nó sẽ rắn lại. Các nhà khoa học đưa ra dự đoán rằng, khoảng 91 tỷ năm nữa, lơi Trái Đất sẽ rắn hoàn toàn. Thế nhưng, Mặt Trời sẽ cạn kiệt nhiên liệu và mở rộng thành sao khổng lồ đỏ, và sau đó sẽ "nuốt chửng" Trái Đất trước khi lơi của hành tinh xanh bị hoàn toàn lạnh đi.
Lơi Trái Đất có thể thay đổi chiều quay
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Geoscience vào ngày 23/1, các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng thay đổi chiều quay của lơi trong Trái Đất có thể sẽ diễn ra trong ṿng vài thập kỷ tới.
Trước đó, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng lơi trong của Trái Đất quay theo chiều từ tây sang đông, hơi nhanh hơn so với các lớp cứng khác như lớp phủ và lớp mặt. Đặc biệt, chiều quay của lơi trong chủ yếu chịu sự chi phối của hiệu ứng từ, hiệu ứng điện bên trong lơi ngoài lỏng bao quanh, tương tác hấp dẫn với lớp phủ.
Trong nghiên cứu mới được công bố, các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích về sóng địa chấn sinh ra từ động đất tự nhiên và truyền qua lơi Trái Đất từ những năm 1960.
Từ việc sử dụng sóng địa chấn, các nhà nghiên cứu đă có thể suy ra mô h́nh ṿng quay của lơi Trái Đất trong vài thập kỷ qua, đồng thời hé lộ chi tiết mới về quá tŕnh này, cũng như mối liên quan tới những lớp khác của hành tinh xanh.
Nghiên cứu chỉ ra rằng lơi trong quay nhanh hơn lớp phủ và lớp mặt của Trái Đất, theo chiều từ tây sang đông, trong thời gian từ đầu thập niên 1970 tới khoảng năm 2009. Ṿng quay này dường như tạm ngưng trong khoảng từ năm 2009 đến năm 2011. Kể từ giai đoạn này, ṿng quay dường như dần đảo chiều. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, những thay đổi trên nhiều khả năng sẽ nằm trong dao động diễn ra qua 7 thập kỷ.
|
|