Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, lẩu chỉ là món ăn b́nh thường như mọi món ăn khác. Nó không tự gây ra bệnh mà là do cách ăn, cách sử dụng các nguyên liệu của người dùng mới tạo ra bệnh.
Thực tế, món lẩu giống như một món canh hỗn hợp được đun sôi, lẩu chỉ an toàn khi mọi nguyên liệu được lựa chọn cẩn thận và đảm bảo khi được nấu chín. Tuy nhiên, hiện nay nhiều hàng quán thay v́ sử dụng nước hầm xương đă thay thế bằng gói gia vị hay sử dụng chất tạo ngọt có chất bảo quản. Thậm chí nhiều gia đ́nh cũng dựa vào gói lẩu có sẵn bởi sự tiện lợi, gia vị đầy đủ.
Hơn nữa, lẩu thường có vị cay nóng, sử dụng nhiều gia vị, nhiều loại thịt, đôi khi chỉ nhúng qua đồ ăn là đă vội gắp ra ăn nóng. Không những thế, việc chọn rau xanh cũng được nhiều người tùy hứng, chọn theo khẩu vị mà không biết có những loại rau không nên phối hợp với nhau trong cùng một nồi, v́ nó có thể sản sinh ra các chất độc gây nguy hiểm cho sức khỏe.
3 loại lẩu và rau phổ biến dưới đây được khuyến cáo không ăn cùng nhau:
Lẩu gà kỵ rau kinh giới
Gà được khuyến cáo không nên ăn cùng rau kinh giới v́ theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, kinh giới lại có vị cay tính ấm phá kết khí. Kết hợp hai thứ này sẽ gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu năo. V́ vậy, nếu ăn lẩu gà th́ nên tránh xa rau kinh giới.
Lẩu gà hợp nhất là rau ngải cứu, cải xanh, rau đắng, rau muống, bắp chuối…
Lẩu hải sản kỵ cà chua
Lẩu hải sản có đặc tính là tanh, rất hợp với các loại rau như rau muống, rau cần, cải ngồng, hành tươi, các loại rau thơm, dứa… nhưng được khuyên không nên kết hợp với cà chua bởi v́ khi kết hợp với loại rau quả giàu vitamin C như cà chua th́ asen pentavenlent có trong hải sản sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín), ăn vào có thể gây ngộ độc cho cơ thể.
Lẩu riêu cua bắp ḅ kỵ rau mồng tơi
Lẩu riêu cua bắp ḅ không thể thiếu rau cải thảo, rau cải xanh, khế chua và một số loại nấm... nhưng được khuyên không nên kết hợp với rau mồng tơi v́ sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn.
Ngoài ra, lẩu riêu cua bắp ḅ cũng được khuyên không kết hợp với cần tây, khoai lang và khoai tây. V́ cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, c̣n khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.
7 sai lầm phổ biến cần tránh khi ăn lẩu
Không ăn quá nóng
Khi ăn lẩu rất dễ khiến niêm mạc đường tiêu hóa bị bỏng. Nguyên nhân là do khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày của con người rất "mỏng manh". Thông thường chúng chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 50 – 60 độ C.
Nếu thực phẩm quá nóng sẽ gây tổn thương tới niêm mạc đường tiêu hóa dẫn tới viêm thực quản. V́ vậy, khi gắp thực phẩm đang được nấu sôi từ trong nồi ra tuyệt đối không được ăn ngay. Tốt nhất nên để ra bát chờ cho nguội bớt rồi mới ăn.
Không ăn thịt trước
Thông thường thực phẩm chính trong các món lẩu là các loại thịt. Nhưng xét từ góc độ sức khỏe nếu có khoai tây, khoai lang hoặc rau th́ ăn trước, sau đó mới ăn đến thịt. Lư do là trong khoai tây và khoai lang có chứa lượng lớn tinh bột có thể h́nh thành lớp bảo vệ trong dạ dày giúp tránh những thành phần gây kích thích như cay nóng trong lẩu gây tổn hại tới dạ dày.
Mặt khác trong khoai tây và khoai lang c̣n chứa rất nhiều chất xơ có thể giúp cơ thể giảm hấp thụ các chất béo và cholesterol.
Không kéo dài thời gian ăn
Thường th́ có thời gian bạn mới chọn ăn lẩu. Có những mâm lẩu thời gian ăn kéo dài đến vài tiếng. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người ăn.
Thời gian ăn kéo dài sẽ khiến dịch tiêu hóa như dịch dạ dày, dịch mật, dịch tụy phải tiết ra liên tục khiến các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lư dẫn đến chức năng dạ dày bị xáo trộn gây ra đau bụng, tiêu chảy. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến các bệnh như viêm túi mật, viêm tuyến tụy.
Không dùng đũa chung để gắp thức ăn sống, chín
Nếu bạn chỉ dùng một đôi đũa để gắp thức ăn sống cho vào nồi lẩu, rồi dùng đôi đũa ấy để gắp thức ăn chín cho vào miệng. Việc này sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn trong thức ăn sống xâm nhập vào khoang miệng của bạn. Vậy nên, bạn cần chuẩn bị hai đôi đũa để dùng gắp thức ăn sống và chín riêng khi ăn.
Không nên ăn đồ nhúng c̣n tái, đỏ
Nhiều người sẽ thích vị tươi mềm, nên khi thả thịt sống vào nồi đă nhanh chóng gắp ra ăn ngay dù chỉ tái bên ngoài mà chưa xem kỹ bên trong đă chín hay chưa. Khi bạn ăn thịt nhúng c̣n tái, đỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kư sinh trùng xâm nhập vào đường tiêu hóa của bạn. Do đó, bạn cần đợi thịt chín kỹ hoàn toàn rồi mới ăn. Trước đó bạn hăy đợi nước lẩu sôi cao rồi mới để thức ăn vào nồi lẩu, để đảm bảo thức ăn của bạn được làm nóng và chín kỹ.
Không ăn lẩu và uống đồ lạnh cùng lúc
Nếu bạn ăn lẩu chua cay thường dễ toát mồ hôi khi ăn, nhiều người thường uống nước đá lạnh để giải tỏa cảm giác nóng trong người. Tuy nhiên, bạn có biết cách ăn này sẽ dễ gây hại cho đường ruột và dạ dày của ta. Bởi khi bạn ăn lẩu và uống nước đá sẽ kích thích dạ dày co bóp, gây giảm tiết dịch tiêu hóa đồng thời sẽ làm giảm lượng men tiêu hóa. Từ đó gây cản trở quá tŕnh tiêu hóa của bạn.
Cần thay nước lẩu nếu bạn ăn lâu
Khi nước lẩu nấu càng lâu, càng về cuối sẽ càng mặn. Nồi lẩu sôi đi, sôi lại sẽ khiến các hàm lượng vitamin và các chất có lợi trong thức ăn bị giảm đi. Thay vào đó là hàm lượng chất béo băo ḥa, natri, purine và các thành phần khác gây hại cho cơ thể của bạn tăng cao. Chúng sẽ làm tăng nguy cơ béo ph́, xơ vữa động mạch, bệnh gút (gout), tiểu đường hoặc một số bệnh khác cho ta.
|
|