Nhiều tín hiệu tích cực lạc quan của du lịch vùng sông nước - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong thời gian hồi phục hồi từ dịch Covid 19. Tuy nhiên để phát triển, khu vực này cần thực hiện nhiều khâu đột phá, quan trọng là phải có nhiều nhà đầu tư lớn hiện diện tại đây.
Cần có quy hoạch tổng thể
Lượng khách trong dịp cuối năm 2022 và đầu năm 2023 tương đối tốt, tạo ra luồng sinh khí mới cho ngành du lịch sau một thời gian dài ảm đạm. Trong số khách du lịch đến khu vực ĐBSCL, chủ yếu là khách du lịch nội địa, với khoảng hơn 44 triệu lượt trong năm 2022, trong đó, khách lưu trú là gần 12 triệu lượt, tổng doanh thu từ du lịch ước đạt gần 34.000 tỷ đồng. Điều này cũng phản ánh số lượng khách quốc tế đến Việt Nam chưa đạt như kỳ vọng, chỉ 3,5 triệu lượt khi kết sổ năm 2022 (mục tiêu là đón 5 triệu lượt).
Từ những số liệu trên cho thấy, vấn đề đặt ra là phải xây dựng và phát triển sản phẩm dịch/dịch vụ du lịch mang tính hấp dẫn, đa dạng và phong phú hơn tại khu vực ĐBSCL. Từ đó, kết nối các sản phẩm dịch/dịch vụ du lịch mang tính liên tỉnh/thành, liên vùng và thực hiện các nhiệm vụ chung để nâng tầm du lịch, thu hút khách đến đông hơn, lưu trú lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn.
Trong số khách du lịch đến khu vực ĐBSCL, chủ yếu là khách du lịch nội địa, với khoảng hơn 44 triệu lượt trong năm 2022.
Để giải quyết được vấn đề trên, chúng tôi cho rằng, cần có quy hoạch tổng thể cho phát triển du lịch từng địa phương, như Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp… và liên vùng ĐBSCL. Trong đó, phải có sự vào cuộc quyết liệt và nâng cao vai tṛ của cơ quan quản lư Nhà nước như làm “bà đỡ” để kết nối các sản phẩm/dịch vụ du lịch. Đây cũng là vấn đề được bàn từ nhiều năm qua nhưng vai tṛ của cơ quan quản lư Nhà nước rất mờ nhạt, hầu như ít được quan tâm. Thực tiễn cho thấy, địa phương nào có lănh đạo quan tâm, chỉ đạo sâu sát và quyết liệt th́ ở đó có sự kết nối tốt trong phát triển du lịch.
Đồng thời, cơ quan hữu trách khuyến khích người nông dân tham gia, sáng tạo phát triển du lịch dựa trên các sản phẩm/dịch vụ nông nghiệp để gia tăng thêm các giá trị của sản phẩm/dịch vụ từ nông nghiệp. Sự khuyến khích này cần phải đặt trong mối liên hệ về hỗ trợ các cơ chế chính sách, đào tạo kỹ thuật - công nghệ, đặc biệt là vốn cho người nông dân. Trong mối quan hệ này, cần đặt trong tổng thể với nhà khoa học, doanh nghiệp (trong đó có các doanh nghiệp là ngân hàng).
Du khách nước ngoài tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Đồng Tháp)
Ngoài là sự tham gia của người nông dân trong cung ứng sản phẩm/dịch vụ du lịch nông nghiệp cần sự vào cuộc chung tay của các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, doanh nghiệp trong việc thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp nêu trên. Đây là mối quan hệ như là chất xúc tác, bôi trơn cho mắt xích liên kết ngang (cơ quan chức năng) và liên kết dọc (từ cấp phường/xă đến tỉnh/thành phố và Trung ương) được vận hành trơn tru, hiệu quả. Từ đó, tạo ra sự khác biệt, nâng cao khả năng cạnh tranh cho điểm đến du lịch nông nghiệp.
Cần nhà đầu tư dẫn dắt thị trường
Mặt khác, việc kết nối du lịch cũng cần phải nâng cấp và đầu tư mới cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Đây là “phần cứng” quan trọng trong các giải pháp để kết nối và phát triển du lịch, bởi, di chuyển từ điểm đến này đến nơi khác đối với loại h́nh du tương đối khó khan, đặc biệt là ở khu vực ĐBSCL. Hầu hết các địa phương khu vực này đều có đường, cầu, bến băi… phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch thiếu và yếu. Nếu khó khăn trong kết nối về giao thông đường, cầu, bến băi… sẽ là một trong những trở ngại, lực cản rất lớn để phát triển du lịch.
Khu vực ĐBSCL cần nâng tầm du lịch để thu hút khách đến đông hơn, lưu trú lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn.
Tương tự, trong đó cần nâng cấp và phát triển thêm về cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt trong du lịch để đáp ứng và phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Hiện, nhiều điểm du lịch đầu tư chưa đồng bộ hoặc đầu tư thiếu bài bản, chuyên nghiệp, dẫn tới chưa đáp ứng yêu cầu. Đơn cử như nhiều tổ chức/cá nhân kinh doanh lĩnh vực khác, chủ yếu là bất động sản đầu tư vào du lịch nhưng làm thiếu bài bản, chắp vá, từ nhà vệ sinh, bếp… đến khu vực lưu trú không đảm bảo an toàn cho khách, nhất khách quốc tế đến tham gia, trải nghiệm, khá phá du lịch, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa so với trung tâm thành phố/tỉnh. Từ đó, phải quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật.
Một trong những giải pháp quan trọng, chúng tôi cho rằng là phải tổ chức các chương tŕnh xúc tiến, mời gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại khu vực ĐBSCL. Hiện đang có ít nhà đầu tư “cá mập” (lớn) về lĩnh vực du lịch hiện diện tại khu vực ĐBSCL, ngoại trừ Phú Quốc. V́ vậy, cần có những khu du lịch mang tính dẫn dắt thị trường, như một Bà Nà Hill, Vinwonders Nha Trang, Novaworld Phan Thiết… từ đó, tạo động lực phát triển cho khu vực lân cận, vệ tinh. Do đó, khu vực này cần liên kết chung, nhất là gắn với Tp.HCM (đă có chương tŕnh kết nối) để thực hiện mời gọi nhà đầu tư lớn đến với khu vực này phát triển du lịch, trong ưu tiên phát triển du lịch.