Nhiều người bị giật ḿnh một cách vô thức mà không hiểu v́ sao, đó là do cơ thể chưa kịp thư giăn, căng thẳng hoặc tập thể dục quá gần giờ đi ngủ.
Chứng giật ḿnh trong khi ngủ là những cơn co giật cơ trong vô thức khi cơ thể chuyển đổi giữa trạng thái tỉnh táo sang trạng thái ngủ. Điều này xảy ra tự nhiên và thường ảnh hưởng đến một bên cơ thể (như một bên tay hay một bên chân). Cơ sẽ bị giật nhẹ một hoặc nhiều lần cho đến khi thư giăn.
T́nh trạng này có thể gây khó chịu và gián đoạn giấc ngủ của bạn và người xung quanh. Người đang trải qua chứng giật ḿnh c̣n bị mơ hoặc ảo giác. Nghiên cứu đăng trên Thư viện Y tế quốc gia Mỹ cho thấy, một số có cảm giác như đang rơi, nh́n thấy ánh sáng nhấp nháy hoặc chói mắt, nghe thấy âm thanh lạ (tiếng đập, tiếng cây găy) khi đang co giật cơ không kiểm soát.
Nguyên nhân là do tác động của các dây thần kinh thân năo lên hệ cơ khi cơ thể chưa sẵn sàng ch́m vào giấc ngủ. Ví dụ, cơ bắp chỉ vừa thư giăn để sẵn sàng cho giấc ngủ, năo bộ hiểu nhầm rằng bạn đă ngủ sâu nên có sự co giật cơ bắp. Những giấc mơ ngắn cũng có thể xuất hiện lúc này.
Co giật khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp phải ở người lớn. Thói quen ăn uống có caffeine và áp lực cuộc sống ở tuổi trưởng thành là một số nguyên nhân phổ biến.
Căng thẳng và lo âu: Khi căng thẳng hoặc lo lắng, nồng độ cortisol trong cơ thể tăng cao, khiến bạn ngủ không ngon giấc. Những lo lắng cũng có thể khiến bạn thao thức vào ban đêm, khó thư giăn khi đi ngủ, làm gián đoạn quá tŕnh chuyển đổi giữa trạng thái thức và giấc ngủ, tăng nguy cơ co giật.
Giật ḿnh trong khi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Ảnh: Freepik
Nạp nhiều caffeine hoặc nicotine: Các chất kích thích như caffeine và nicotine góp phần đánh thức năo bộ. Nghiên cứu từ Trung tâm thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Mỹ cho thấy, người ngưng uống cà phê 6 giờ trước khi đi ngủ vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi các hợp chất này. Uống quá nhiều caffeine hoặc nicotine gần giờ đi ngủ có thể dẫn đến chứng giật ḿnh khi ngủ.
Tập thể dục cường độ cao trước khi đi ngủ: Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, song mọi người nên tránh vận động quá mức trước giờ lên giường.
Thiếu ngủ: Thiếu ngủ thường xuyên có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, như ảnh hưởng đến tâm trạng, kém tập trung, tăng nguy cơ co giật khi ngủ...
Bạn nên tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, như điều chỉnh ánh sáng và thiết kế không gian ngủ yên tĩnh. Giảm căng thẳng cũng góp phần giảm chứng co giật cơ khi ngủ bằng cách thiền, hít thở sâu và yoga. Bạn cũng có thể thay đổi dần các hoạt động trước khi ngủ sang trạng thái nhẹ nhàng như: tắm nước ấm, đọc sách. Nếu căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn nên thăm khám bác sĩ.
VietBF@sưu tập