Theo như lời của ông Jack Sim, Chủ tịch Hiệp hội Nhà vệ sinh thế giới (WTO) nhận định Việt Nam xếp hạng rất thấp về số lượng nhà vệ sinh công cộng so với hầu hết các quốc gia châu Á khác, mà sau khi mới đây có một bài viết trên Nikkei Asia chỉ ra rằng hai thành phố lớn của Việt Nam xếp hạng gần chót trên tổng số 69 thành phố trên khắp thế giới về mật độ nhà vệ sinh trên mỗi km vuông.
Bài này có đoạn: “Đường phố của TP. Hồ Chí Minh có mọi thứ mà du khách muốn: thức ăn ngon, lịch sử khắc sâu vào kiến trúc, nhịp sống địa phương sôi động khi những shipper mải mốt giao gà hoặc chơi bài khi rảnh rỗi. Tất cả mọi thứ, ngoại trừ nhà vệ sinh.
Thành phố này, cùng với Hà Nội, là một trong những thành phố mà khách du lịch khó sử dụng nhà vệ sinh nhất trong kỳ nghỉ của họ”.
Cụ thể, trong bảng xếp hạng dựa trên số nhà vệ sinh công cộng có trên mỗi km vuông của QS Supplies, một công ty có trụ sở tại Anh, Hà Nội đứng vị trí 66 và TP.HCM xếp 67/69 thành phố du lịch toàn cầu.
Thứ hạng này kém xa các thành phố trong khu vực Đông Nam Á như Kuala Lumpur của Malaysia đứng thứ 42 và Bangkok của Thái Lan ở vị trí 45.
Theo thống kê trên trang VOV, toàn TP.HCM chỉ có trên 200 nhà vệ sinh công cộng trên tổng dân số khoảng 10 triệu người. Năm 2016, TP.HCM triển khai đề án xây dựng 1.000 nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn nhưng cho đến nay, đề án vẫn nằm trên giấy, lư do không có đất để xây dựng.
Hà Nội và TP.HCM đội sổ trong bảng xếp hạng số nhà vệ sinh công cộng có trên mỗi km vuông
“Vừa thiếu, vừa kém chất lượng”
Trả lời BBC News Tiếng Việt, Roberto Romero, một du khách Tây Ban Nha cho biết: “Tôi sẽ không nói dối, trải nghiệm của tôi với nhà vệ sinh công cộng ở Việt Nam là khá tệ. Tôi luôn cố gắng sử dụng nhà vệ sinh ở các quán bar hoặc nhà hàng v́ chúng sạch sẽ hơn một chút.”
Bày tỏ sự yêu mến của ḿnh, Romero tiết lộ anh đă đến Việt Nam nhiều lần, tổng thời gian lưu trú là hơn 5 tháng, nhưng cho rằng toilet ở đất nước này là một điểm trừ. Cá nhân anh đánh giá một số nhà vệ sinh mà anh từng sử dụng tại Việt Nam không được sạch sẽ cho lắm, và không phù hợp với người nước ngoài không biết ngồi xổm.
“Ở TP.HCM, rất khó để t́m được một nhà vệ sinh công cộng. Tôi nhớ chỉ có 1-2 cái ở phố Bùi Viện, một nơi thu hút rất đông người nước ngoài.”
“Ở Hà Nội, nơi có những nhà vệ sinh công cộng trông rất đẹp th́ tôi không có cảm giác này,”
“Ở Đà Nẵng, ngay cạnh băi biển th́ các nhà vệ sinh không thân thiện với một anh chàng phương Tây như tôi cho lắm, v́ là loại ngồi xổm, và tất nhiên là giấy vệ sinh không hề tồn tại.
So sánh các thành phố trên với Bangkok, một trong những điểm đến thường được đem lên bàn cân với du lịch Việt Nam v́ có nhiều nét tương đồng, Romero nói anh có thể thấy sự khác biệt rơ ràng.
“Nh́n chung, ở Thái Lan họ sử dụng loại toilet ngồi bệt và sạch sẽ hơn, thậm chí một số nơi c̣n sử dụng toilet nhiều chức năng của Nhật và c̣n phát cả nhạc. Tuy nhiên, vẫn có một số nhà vệ sinh ở những địa điểm du lịch thậm chí c̣n bẩn và kém an toàn hơn so với Việt Nam.”
Cũng nhắc đến Thái Lan, một người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam nói với BBC:
“Một lần sang Thái du lịch, tôi thấy trên thành bồn cầu in h́nh đôi dép khi bước vào một pḥng trong toilet công cộng, tôi biết ngay người vừa sử dụng trước đó là người Việt Nam hoặc Trung Quốc.”
“Tôi nghĩ Việt Nam nên có thêm nhiều nhà vệ sinh công cộng ngồi bệt được làm sạch liên lục, tôi sẵn sàng chi tiền để được sử dụng toilet sạch sẽ,” Romero nói.
Rất khó để t́m được nhà vệ sinh công cộng ở Bùi Viện
Rất khó để t́m được nhà vệ sinh công cộng ở phố Bùi Viện
Không chỉ riêng khách du lịch, nhiều người dân Việt Nam cũng lên tiếng than phiền về việc vắng bóng sự hiện diện của những nhà vệ sinh công cộng.
Trong một bài đăng trên Facebook của BBC News Tiếng Việt, nhiều độc giả b́nh luận họ chấp nhận vào quán cà phê mua đồ uống vài chục ngàn đồng rồi đi vệ sinh nhờ chứ không dám sử dụng toilet công cộng.
Nhiều người khác th́ bị ám ảnh bởi toilet bẩn, độc giả Chu Văn Tần viết:
“Thật là khủng khiếp. Xin mời quư khách ghé nhà vệ sinh ga Trại Mát, Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Vậy mà họ khai thác du lịch, có cả khách Tây, khách Tàu, khách Hàn... Tôi vừa vào hôm qua xong, xấu hổ quá! Nếu quư vị vào mà không ói th́ tôi ra quỳ lạy quư vị 3 vái.”
“Cục du lịch Việt Nam phải dẫn đầu cuộc cách mạng toilet”
Trao đổi với BBC, ông Jack Sim, Chủ tịch Hiệp hội Nhà vệ sinh thế giới (WTO) nhận định Việt Nam xếp hạng rất thấp về số lượng nhà vệ sinh công cộng so với hầu hết các quốc gia châu Á khác.
Ông Jack Sim cho rằng toilet công cộng đóng một vai tṛ không hề nhỏ trong ngành du lịch.
“Nhà vệ sinh cho khách du lịch là vấn đề thiết yếu của ngành du lịch. Không có nhà vệ sinh, không có khách du lịch. Dịch vụ kém, ít người tới. Việc khách du lịch truyền miệng nhau có thể thúc đẩy công việc kinh doanh nhưng cũng có thể huỷ diệt danh tiếng của bạn, v́ họ có quá nhiều điểm đến để chọn lựa.”
“Việt Nam cần hiểu rằng có nhiều nhà vệ sinh sạch sẽ là động lực thúc đẩy lợi nhuận. Cục Du lịch Việt Nam cần phải dẫn đầu cuộc cách mạng này, đào tạo những người dọn vệ sinh chuyên nghiệp, đổi mới để cải thiện dịch vụ cho người dùng,” ông Sim nói thêm.
Ông Jack Sim - chủ tịch Hiệp hội Nhà vệ sinh thế giới
Vị Chủ tịch WTO cũng hy vọng Việt Nam có thể tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Nhà vệ sinh Thế giới và bắt đầu cuộc Cách mạng Nhà vệ sinh Việt Nam như Trung Quốc đă làm trong 6-7 năm qua, biến toilet công cộng thành một nơi tuyệt vời cho tất cả mọi người, kể cả người dân địa phương và khách du lịch.
“Nếu có thể cùng Việt Nam thiết kế một chiến lược nhà vệ sinh toàn diện, chúng tôi có thể đề xuất với Ngân hàng Phát triển Châu Á cho vay để biến vấn đề nhà vệ sinh Việt Nam trở thành tấm gương hàng đầu cho những quốc gia khác noi theo,” ông Sim chia sẻ.
“Chúng tôi đă giúp Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Nigeria và rất nhiều quốc gia khác cải thiện điều kiện nhà vệ sinh và rất vui được nói chuyện với các nhà lănh đạo Việt Nam về sự hợp tác quan trọng này.”