Không tách thực phẩm sống và chín khi bảo quản, ră đông ở nhiệt độ pḥng, rửa thịt sống trong bồn với rau quả… là sai lầm thường gặp, dễ gây ngộ độc.
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thị Thanh, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, ngộ độc thực phẩm thường do vi khuẩn từ thức ăn được bảo quản, chuẩn bị, xử lư hoặc nấu không đúng cách gây ra. Các loại vi khuẩn phổ biến gây ngộ độc thực phẩm thường là Salmonella, Campylobacter, Closridium (C. Perfringens, C. Botulium), Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Vibrio, Listeria monocytogenes... Người bị ngộ độc thực phẩm thường có các biểu hiện: đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, mất nước...; nặng hơn có thể là rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, khó thở... và nguy hiểm tính mạng.
Vừa qua, đă xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể do cách chế biến, bảo quản sai cách. Bác sĩ Thanh chỉ ra một số sai lầm thường gặp dưới đây có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc và hướng dẫn đúng.
Rửa gia cầm sống trong bồn rửa trước khi nấu: Thịt gia súc, gia cầm sống, nhất là thịt gà là nguồn thực phẩm chứa vi khuẩn Salmonella, Campylobacter. Khi bạn rửa gia cầm sống trong bồn rửa, nước bắn ra xung quanh có thể làm lây lan những vi khuẩn này lên ṿi rửa, mặt bàn, đồ dùng và các bề mặt khác. Nếu không cẩn thận, bạn có thể mang vi khuẩn đến những món ăn khác.
Khi sơ chế và chế biến thịt gia cầm, người nấu nên dùng thau rửa riêng. Các vật dụng như dao, thớt cần được rửa kỹ bằng xà pḥng sau khi tiếp xúc với thịt gà sống. Nấu chín kỹ gia cầm (cả bên trong) để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại.
Sử dụng một dụng cụ chế biến nhiều món ăn: Nhiều người mắc phải sai lầm khi sử dụng cùng một dụng cụ như dao, thớt, rổ khi xử lư thịt sống, hải sản sống... chung với các thức ăn đă được nấu chín. Với thói quen này, vi khuẩn gây bệnh từ thịt sống và hải sản có thể lây nhiễm chéo vi khuẩn sang các loại thực phẩm đă được nấu chín, dẫn đến ngộ độc. Nên sử dụng thớt, đĩa... riêng cho thịt, gia cầm, hải sản và trứng. Dùng nước xà pḥng nóng để rửa kĩ đĩa, thớt... đă chạm vào thịt sống, thịt gia cầm, hải sản, trứng.
Không nên dùng cùng một dụng cụ chung cho việc sơ chế thực phẩm c̣n sống lẫn đồ ăn đă nấu chín. Ảnh: Freepik
Rửa rau quả tươi qua loa với nước: Nhiều gia đ́nh có thói quen rửa rau quả tươi với nước hoặc ngâm trong nước muối. Tuy nhiên, cách làm này có thể không làm sạch vi khuẩn, trứng giun và dư lượng hóa chất trừ sâu, nhất là khi ăn sống. Nên rửa rau củ quả tươi dưới ṿi nước chảy, không dùng xà pḥng, thuốc tẩy hoặc nước rửa thương mại, có thể dùng bàn chảy sản phẩm sạch để chà sạch các loại quả cứng như dưa chuột, dưa hấu... Cách này giúp loại bỏ bụi bẩn, cát mắc kẹt giữa trên vỏ của quả, khe của các loại rau... giảm lượng tác nhân gây hại.
Không rửa tay khi chế biến thực phẩm: Quên không rửa tay trước, trong và sau khi khi nấu ăn th́ bàn tay có thể làm lây lan vi khuẩn quanh bếp với các loại thực phẩm. Mọi người nên rửa tay bằng xà pḥng và chà tay, mu bàn tay, các đầu ngón tay trong thời gian ít nhất 20 giây, sau đó, rửa tay dưới ṿi nước sạch và lau khô bằng khăn sạch hoặc hong khô tay. Điều này nhằm pḥng ngừa sự lây lan của vi khuẩn và đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cho những người xung quanh.
Chế biến, bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ không thích hợp: Các mầm bệnh bắt đầu phát triển trong các thực phẩm không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp hoặc nhiệt độ chế biến không nằm trong ngưỡng yêu cầu. Ngưỡng nhiệt tối thiểu để làm chín thịt ḅ là 60 độ C, thịt gia cầm khoảng 73 độ C, trứng ở mức 70 độ C, cá hoặc động vật có vỏ là 60 độ C.
Nên nấu chín cả bên trong các món ăn, hạn chế các loại thịt, hải sản tái (chín bên ngoài) v́ các vi khuẩn có hại có thể chưa được tiêu diệt. Những thực phẩm đă chế biến bảo quản trong tủ lạnh nên được hâm lại ở mức nhiệt trên 60 độ C trước khi sử dụng.
Ăn thức ăn thừa để trong tủ lạnh quá lâu: Mọi người nên bỏ thói quen nh́n h́nh dáng hoặc ngửi thực phẩm trước khi sử dụng. Vi khuẩn rất khó nh́n thấy bằng mắt thường. Thực phẩm sống có thể giữ trong ngăn đông tử lạnh từ 3-4 tháng nhưng thức ăn chín thường chỉ nên để trong ngăn mát tủ lạnh 1-2 ngày hoặc 3-4 ngày (tùy loại), đến ngày thứ 5 nguy cơ hư hỏng hoặc ngộ độc thực phẩm tăng lên do vi khuẩn hoặc chất độc có thể phát triển đến mức không an toàn.
Thức ăn nấu chín có thể để ở nhiệt độ pḥng trong ṿng 2 giờ. Nếu bạn không sử dụng thực phẩm ngay hoặc thực phẩm c̣n thừa th́ nên bảo quản ở mức dưới 5 độ C.
Không tách thực phẩm sống và chín: Khi đi mua thực phẩm cũng như khi bảo quản trong tủ lạnh, mọi người nên tách các thực phẩm như thịt sống, thịt gia cầm, hải sản ra những túi riêng. Các thực phẩm sống có thể chứa vi khuẩn (như salmonella) làm tăng nguy cơ ngộ độc, có thể lây truyền qua thực phẩm chín. Đặt thịt, cá vào túi nhựa và cho xuống dưới cùng, tránh để nước của các thực phẩm sống rơi vào rau, củ quả.
Ướp và ră đông thịt trong tủ lạnh: Mọi người có thể ướp thực phẩm và cho vào ngăn mát tủ lạnh thay v́ để ở ngoài để tránh vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng. Các chị em không nên ră đông thịt đông lạnh bằng cách để chúng trên dụng cụ sạch ở nhiệt độ pḥng qua đêm, thay vào đó nên ră đông ở ngăn mát trong tủ lạnh.