Sydney, Úc là một thành phố nhộn nhịp. Thành phố này sở hữu những băi biển tuyệt đẹp như Bondi và những địa danh mang tính biểu tượng không chỉ của riêng Sydney mà của cả nước Úc như Nhà hát Con Ṣ. Nó c̣n sở hữu một viên ngọc ẩn giấu thường ít được chú ư: cộng đồng khá sôi động người Việt, đặc biệt ở các khu phố chợ như Bankstown, Cabramatta.Nhiều năm rồi, người từ Việt Nam đến đă định cư ở nhiều khu vực khác nhau của nước Úc, khoảng 321.000 người, theo kết quả điều tra dân số mới nhất, năm 2021, của Cục Thống kê Úc. Họ chọn sinh sống tại bang Victoria với Melbourne, thành phố lớn hàng thứ hai của Úc (chừng năm triệu người); và bang New South Wales với Sydney, thành phố đông dân nhất nước Úc (trên năm triệu người).
Khoảng 16.200 người đă chọn hai khu vực ngoại ô Sydney – Bankstown, Cabramatta – để sinh sống, vẫn theo kết quả điều tra dân số nói trên.
Trong chuyến đến Sydney gần đây thăm gia đ́nh, nhân Tết Con Mèo, tôi đă quay lại cả hai khu phố chợ người Việt ở thành phố lớn nhất nước Úc này.
Bankstown vẫn thế
Vẫn là khu phố chợ ngày nào của nhiều năm xưa cũ. Các hoạt động thương mại chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bán lẻ với nhiều cửa hàng nhỏ bán nhiều loại sản phẩm, từ quần áo và phụ kiện đến đồ điện tử và đồ gia dụng cho đến thức ăn như bánh ḿ, bánh cuốn, bún ḅ… Đương nhiên, không thể thiếu món phở với nhà hàng An nổi tiếng, mà giờ ăn trưa, người đến đây thưởng thức món được xem như quốc hồn quốc túy Việt Nam thường phải xếp hàng.
Không khác chi buổi sáng ở Sài G̣n, nhiều người đàn ông sống quanh khu Bankstown bắt đầu buổi sáng bằng một tách cà phê nóng. Hai trong số những quán cà phê đông khách là “Cafe Nhớ” và “Flying Zera” tại con đường mang tên Bankstown City Plaza thuộc Saigon Place – Quảng trường Sài G̣n.
Cafe Nhớ khá ấm cúng, trang trí đơn giản, trang nhă, hiện đại kiểu Tây với xe ngựa cách điệu, bánh xe to đùng. Flying Zera th́ truyền thống hơn với những chiếc đèn lồng đỏ treo trên trần nhà, những h́nh mèo, thỏ trang trí dọc tường, chắc do Tết.
Tôi thường ngồi ở đây, v́ nhạc ngoại quốc được mở khá nhẹ; hơn nữa, trước đây nó mang tên Happy Cup, không phải “nhớ nhung” ǵ.
Dường như Cafe Nhớ và Flying Zebra luôn là hai cái quán, không chỉ danh tiếng về cà phê, mà c̣n là biểu tượng ngồi quán tán dóc của người Việt xa xứ ở Sydney. Cũng có thể xem đó như lời nhắc nhở về vai tṛ quan trọng của thức uống trong việc gắn kết mọi người lại với nhau. Cà phê của Flying Zebra thuộc hàng thượng hạng, hương thơm phảng phất trong không khí. H́nh như hương vị đậm đà, mạnh mẽ và kết cấu mềm mịn của Robusta pha với Arabica, từ cái phin kiểu Việt Nam nhỏ xuống từng giọt từng giọt là một cách quá dễ chịu để bắt đầu ngày mới.
Khu phố chợ Bankstown c̣n gồm nhiều cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ, quần áo và đồ trang sức. Có thể t́m thấy đồ sơn mài phức tạp, đèn lồng thủ công và đồ gốm trang trí công phu. Khu vực này cũng là nơi tập trung nhiều tiệm hớt tóc và thẩm mỹ viện, nơi người địa phương có thể được chăm sóc tóc và trang điểm theo phong cách Việt Nam.
Ngôi chùa Trúc Lâm cũng thuộc khu Bankstown. Vợ tôi cùng tôi đă đến đây thăm viếng. V́ chùa có cho để tro cốt những người đă khuất. Tro cốt một người chị của chúng tôi cùng một người cháu đă vô đây nương nhờ cửa Phật.
Như mọi ngôi chùa ở Việt Nam, chùa Trúc Lâm thật yên b́nh và thanh tịnh, tách biệt hẳn sự hối hả và nhộn nhịp của khu phố chợ Bankstown. Cũng cờ cũng phướn, cũng những bước chân nhẹ nhàng của thiện nam tín nữ vô chính điện cúng dường Phật tổ Như Lai, rồi dạo quanh trong vườn của nhà chùa. Thật Việt Nam quá đỗi.
Cabramatta tưng bừng
Tại Cabramatta, các hoạt động thương mại của người Việt tập trung chủ yếu dọc hai bên đường John, và cả khu vực này được báo chí Sydney gọi trại đi là “Vietnamatta”.
Trước khi người Việt đến sinh sống tại khu vực này, Cabramatta được biết đến là một nơi mà ma túy và tệ nạn xă hội hoành hành, theo những ǵ bạn bè ở Sydney cho biết. Nhưng trong mười năm qua, mọi thứ đă khác. Giờ đây, đối với nhiều người Úc lẫn Việt (định cư ở Sydney), khi nhắc đến Cabramatta là nhắc đến một khu ăn uống tưng bừng hơn cả Bankstown.Cabramatta có nhiều nhà hàng và tiệm nho nhỏ chuyên phục vụ các món Việt Nam như phở, bún ḅ và bánh ḿ. Đương nhiên, chúng không chỉ nổi tiếng với người địa phương, mà cả với khách du lịch. Tuy nhiên, khách đường xa như tôi, mỗi lần tới đây, đều lại ghé ăn trưa tại một quán Tàu tên Vinh Phát.
Đặc biệt quán này luôn dành riêng bàn cho khách đi một ḿnh, không phải ngồi chung với ai cả. Buổi trưa ở đây có những món như há cảo tôm, xíu mại thịt heo, bánh khoai môn. Người ăn uống chỉ được ngồi tối đa 45 phút.
Những món ăn đó được hấp trong những cái xửng tre như một số nhà hàng ở Chợ Lớn Sài G̣n; khác chăng là phải xếp hàng chờ hướng dẫn bàn và được nhân viên đẩy xe nhỏ chứa các xửng đến chào mời. Giá cả ở nhà hàng này không cao, so với vật giá ở Úc hiện giờ, khoảng 21 đô Úc, khoảng 340.000 đồng cho ba xửng bánh.
Một trong những hoạt động phổ biến nhất ở Cabramatta là buôn bán thực phẩm. Các siêu thị Việt Nam, như Tân Bến Thành hay Kim Thành, cung cấp nhiều sự lựa chọn, từ rau tươi đủ loại cho đến thịt ḅ, thịt heo, cá và các loại hải sản khác, không khác khu Bankstown, nhưng có phần nhộn nhịp hơn.
Người Việt ở Cabramatta cũng kinh doanh những cửa hàng bán quần áo, thuốc Tây cũng như tạp hóa; một số nơi nhận gửi hàng khô như thuốc Tây, sữa bột… về Việt Nam; giá trung b́nh 10 đô Úc một kư, 10 ngày tới Sài G̣n, đi tỉnh th́ có thể lên đến 15 ngày.
Bên cạnh đó, y như ở Bankstown, người Việt cũng làm chủ những nơi làm đẹp, như thẩm mỹ viện, tiệm hớt tóc, tiệm chăm sóc móng tay, móng chân…
Ngoài các cửa hàng của người Việt, Cabramatta c̣n có các cửa hàng do người châu Á khác làm chủ, chẳng hạn như người Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan và Lào. Những cửa hàng của họ như điểm xuyết thêm vào tấm thảm văn hóa, truyền thống phong phú khiến Cabramatta trở thành một nơi độc đáo và đặc biệt, khác với Bankstown thuần Việt hơn.
Mặc dù khác nguồn khác gốc, nhưng, theo chỗ tôi được biết, người châu Á ở Cabramatta, từ lâu, đă h́nh thành mối quan hệ chặt chẽ, làm việc cùng nhau tạo ra một khu phố chợ khá đa dạng, nhiều hương vị, màu sắc.
|
|