Kư ức đau đớn trỗi dậy sau vụ người mẫu Hong Kong bị sát hại, phân xác. Những gày này, với người Hong Kong, vụ án gợi lại những kư ức đau buồn về các vụ sát hại và phân xác trước đây trong thành phố - nhiều vụ nhắm vào phụ nữ trẻ, hầu hết đều do nam giới gây ra.
Tấm bưu thiếp Hong Kong thường mang dáng dấp một ṭa nhà chọc trời lộng lẫy trên nền những ngọn núi xanh tươi, những nhà hàng dim sum và những nhân viên ngân hàng đầu tư trong bộ vest.
Thế nhưng, trong những tuần gần đây, trung tâm tài chính quốc tế một lần nữa trở thành tiêu đề cho một vụ án đen tối: Cái chết của người mẫu nổi tiếng Abby Choi, nạn nhân bị phân xác, các hung khí được t́m thấy trong một căn hộ cho thuê vào tháng trước bao gồm cư điện và máy cắt thịt.
Cái chết của người phụ nữ 28 tuổi không chỉ gây kinh hoàng ở thành phố thường xuyên được xếp hạng an toàn bậc nhất thế giới, mà c̣n thu hút nhiều phương tiện truyền thông thế giới với những chi tiết rùng rợn, theo CNN.
Đối với người Hong Kong, vụ việc cũng gợi lại những kư ức đau buồn về các vụ sát hại và phân xác trước đây trong thành phố - nhiều vụ nhắm vào phụ nữ trẻ và hầu hết đều do nam giới gây ra.
Hẳn nhiều người vẫn chưa thể quên được vụ án mạng gắn liền với cái tên “Hello Kitty” năm 1999, trong đó Fan Man-yee, 23 tuổi, bị các phần tử băng đảng bắt cóc và tra tấn dă man trong một tháng trước khi chết và bị phân xác. Hộp sọ của nan nhân cuối cùng được t́m thấy khâu bên trong một con búp bê Hello Kitty xa xỉ.
Fan Man-yee, nạn nhân của vụ án mạng "Hello Kitty". Ảnh: South China Morning Post/Wikipedia.
Một tài xế taxi sát hại bốn phụ nữ, trong đó người trẻ nhất mới 17 tuổi, và cất các phần thi thể trong lọ trước khi bị bắt giữ vào năm 1982.
Năm 2008, Wong Ka-mui, 16 tuổi, bị bóp cổ và phân xác. Hài cốt của nạn nhân bị dội xuống bồn cầu.
Và vào năm 2013, cặp đôi Glory Chau và Moon Siu bị đứa con trai 28 tuổi của họ sát hại và phân xác. Tội ác này được thẩm phán mô tả là “tàn ác” và “hoàn toàn ghê sợ”.
Hàng loạt “cái tít” theo sau mỗi vụ án mạng. Tuy nhiên, bất chấp sự chú ư của giới truyền thông, các chuyên gia chỉ ra rằng những vụ án như vậy rát hiếm ở Hong Kong, một thành phố có tỷ lệ tội phạm bạo lực cực kỳ thấp đối với dân số 7,4 triệu người.
Hong Kong chỉ chứng kiến vài chục vụ án mạng mỗi năm, so với vài trăm vụ ở New York. Và ḥn đảo chỉ ghi nhận 77 vụ cướp vào năm ngoái - so với hơn 17.000 vụ ở New York và 24.000 vụ ở London.
Vậy tại sao mỗi vụ án mạng ở Hong Kong lại gây sự chú ư bùng nổ như vậy? Các chuyên gia cho rằng sự hiếm thấy của chúng, kết hợp với sự tàn bạo của vụ việc, là một yếu tố.
Tuy nhiên, có thể c̣n một yếu tố khác: Những thứ bị chôn vùi bên dưới tất cả chi tiết nghiệt ngă của cái chết là một cái nh́n sâu sắc đặc biệt về cuộc sống ở một trong những thành phố có mật độ lớn nhất thế giới.
Không có chỗ để giấu một thi thể
Roderic Broadhurst, giáo sư danh dự về tội phạm học tại Đại học Quốc gia Australia, trước đây sống tại Hong Kong, nơi ông thành lập Trung tâm Tội phạm học Hong Kong, ước tính có hơn chục vụ phân xác ở thành phố này trong 50 năm qua.
Philip Beh, một nhà nghiên cứu bệnh học pháp y đă nghỉ hưu, từng làm việc với cảnh sát Hong Kong, đưa ra một ước tính thấp hơn một chút, nói rằng ông có thể ghi nhớ ít hơn 10 trường hợp như vậy trong sự nghiệp 40 năm của ḿnh.
Cả hai chuyên gia đều nhấn mạnh rằng Hong Kong vẫn rất an toàn và những con số này tương đối thấp. Thực tế, tiếng tăm về sự an toàn của Hong Kong cũng thể hiện chính ở việc một vài vụ án mạng khi xảy ra đă gây chấn động lớn với thành phố, giáo sư Broadhurst nói.
Song cả hai cũng cho rằng bản chất khủng khiếp của những vụ án trước đây - đặc biệt là việc phân xác - phản ánh thực tế cuộc sống ở Hong Kong.
Nói một cách đơn giản, việc giấu một thi thể trong thành phố chật chội, nơi tồn tại những căn hộ siêu nhỏ và một số khu dân cư có mật độ lớn nhất thế giới, khó hơn nhiều.
Abby Choi trong bức ảnh được chụp ở sự kiện thời trang tại Paris, Pháp, vào ngyà 25/1. Ảnh: AP.
Chuyên gia Beh cho biết nếu ai đó t́m cách vứt xác ở các vùng xa xôi của Australia, Canada hoặc Mỹ th́ “cơ may thành công rất lớn” bởi không gian rộng răi và địa h́nh mở.
Ở Hong Kong th́ không như vậy.
“Đă có những người t́m cách phi tang để thoát tội như vậy ở đây nhưng bất thành”, ông Beh chỉ rơ.
“Tai mắt” ở khắp nơi
Một tội phạm giết người ở Hong Kong nhiều khả năng sẽ sống trong phạm vi chỉ vài bước chân với hàng chục người có thể phát hiện họ đang cố phi tang thi thể - từ đó, một số tội phạm đă phân xác nạn nhân để phi tang.
“Hầu hết mọi người sống trong các khu chung cư chồng lên nhau. Chúng tôi không có những người sống trong những ngôi nhà với vườn rộng để có thể ra ngoài đào hố và chôn xác”, ông Beh phân tích. “Một người ở đây chẳng bao giờ có một ḿnh, luôn có hàng xóm ở trên, bên dưới, và bên cạnh. Bất cứ điều ǵ khác thường sẽ thu hút sự chú ư của ai đó”.
Giáo sư Broadhurst đồng t́nh, chỉ ra rằng trong các ṭa nhà chung cư, kẻ sát nhân có thể phải vào thang máy chung của hơn 100 hộ gia đ́nh mới có thể ra ngoài.
Một số vụ án trước đây liên quan đến những kẻ giết người nấu các bộ phận thi thể. Những chi tiết như vậy khiến công chúng kinh hoàng, một phần có thể do những tin đồn vô căn cứ xung quanh các vụ án như “vụ giết người làm nhân bánh bao” năm 1985 ở thành phố Macao lân cận. Trong vụ việc này, một người đàn ông đă giết một gia đ́nh 10 người, bao gồm cả chủ một nhà hàng, và các tin đồn (và thậm chỉ cả một bộ phim lấy cảm hứng từ đó) đă thiêu dệt rằng kẻ sát nhân đă dùng các nạn nhân làm nhân bánh bao và bày bán.
Tuy vậy, lư do có thể ít ly kỳ hơn nhiều trong hầu hết vụ án, ông Beh nhận định.
Trong khí hậu ẩm ướt, cận nhiệt đới của Hong Kong, “mùi thi thể rất nhanh thu hút sự chú ư,” ông nói - đó là lư do một số tội phạm giết người có thể cố gắng loại bỏ mùi bằng cách nấu các bộ phận.
Ít ôtô hoặc tủ đông
Về lư do tại sao tội phạm giết người không sử dụng các phương pháp thường thấy ở những nơi khác như giữ thi thể trong tủ đông, vứt xác xuống nước vào đêm khuya - mật độ dày đặc của Hong Kong lại gây ra một khó khăn khác.
Cảnh sát đào bới băi rác để t́m kiếm các bộ phận c̣n thiếu trên thi thể của người mẫu Abby Choi. Ảnh: Reuters.
Trong thị trường nhà ở nổi tiếng đắt đỏ, các căn hộ thường quá nhỏ và chật chội đối với đồ nội thất lớn hoặc dụng cụ nhà bếp.
“Rất ít cá nhân có tủ lạnh lớn ở nhà. Thậm chí ít hơn có tủ đông. Bạn thậm chí không thể giữ thi thể dù có muốn làm điều đó”, ông Beh nói.
Ông nói thêm rằng ôtô cũng khan hiếm tương tự - và do đó, việc vận chuyển thi thể một cách kín đáo cũng gặp khó khăn.
Rất ít cư dân có ôtô v́ các ṭa nhà có chỗ đậu xe thường giá cao - vào năm 2019, một chỗ đậu xe được bán với giá gần 1 triệu USD - và dù sao thành phố cũng có một hệ thống giao thông công cộng tiện lợi, hiệu quả.
Những yếu tố kết hợp này có thể giải thích cho nhiều vụ án khác nhau trong nhiều năm mà những tội phạm giết người đă dùng những phương pháp kỳ quái để xử lư thi thể nạn nhân - chẳng hạn như người phụ nữ bị chồng sát hại vào năm 2018 và thi thể của cô ấy được cất trong vali, hay thi thể người đàn ông 28 tuổi được t́m thấy trong một khối xi măng vào năm 2016.
“Chúng ta sống ở một nơi mà về cơ bản, nếu bạn đă giết ai đó, câu hỏi cấp bách tiếp theo là: Bạn sẽ làm ǵ với cái xác?”, ông Beh kết luận.
“Có rất ít lựa chọn”.
VietBF@ sưu tập