Phân tích kho di sản của tàu thăm ḍ Sao Thổ Cassini, các nhà khoa học đă t́m ra bằng chứng đáng kể về một hệ thống y hệt các cấu trúc đă từng ươm mầm sự sống cho Trái Đất.
Theo Science Alert, chiến binh Sao Thổ đă tự sát năm 2017 của NASA trước đó đă thu thập được bằng chứng về silica bí ẩn, một kho báu thực sự mà măi đến nay các nhà khoa học mới nhận ra.
Các hạt silica này không những trôi nổi trong Vành đại E của Sao Thổ - vành đai thứ 2 từ ngoài vào - bên cạnh băng nước, amoniac và carbon dioxide, mà c̣n được phun ra từ các vết nứt trên vỏ băng của mặt trăng Sao Thổ khổng lồ Enceladus.
Cassini và Enceladus đang phun trào các vật liệu mang bằng chứng về khả năng sống được của mặt trăng sao Thổ - Ảnh: NASA
Từ lâu các nhà khoa học NASA đă tin rằng Enceladus có khả năng sở hữu một đại dương ngầm giàu sự sống và ấm áp bên dưới vỏ ngoài băng giá.
Mô h́nh phân tích mới chỉ ra chính sự nóng lên bên trong, từ lơi của mặt trăng, là yếu tố khả dĩ để tạo ra các ḍng hải lưu vận chuyển các hạt silica. Các hạt này phải được đẩy ra từ các lỗ thông thủy nhiệt dưới biển sâu, đồng thời giải phóng nhiệt vào vùng nước xung quanh.
Lỗ thông thủy nhiệt không xa lạ với người Trái Đất. Chúng được t́m thấy ở sâu thẳm dưới đáy các đại dương, trong đó các hệ thống vĩ đại nhất là ở Hawaii và Nam Cực. Nơi đó không chỉ duy tŕ một hệ sinh thái biển sâu phong phú, mà c̣n được cho là "chiếc nôi" của sự sống Trái Đất, là nơi những mầm sống đầu tiên được hoài thai và nương náu trong đại dương cổ đại.
V́ vậy, bằng chứng về một hệ thống thủy nhiệt ngoài hành tinh cũng là bằng chứng gián tiếp về khả năng tồn tại của sự sống ngoài hành tinh, theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Emily Hawkins từ Trường Đại học Loyola Marymount (Mỹ).
Nghiên cứu này cũng cho thấy việc t́m kiếm sự sống trên Enceladus có thể dễ dàng hơn nhiều. Nếu có hệ thống thủy nhiệt và có sự sống, th́ các vật liệu từ nó sẽ được phun ra tiếp tục, đủ để một tàu quỹ đạo hiện đại ghi nhận thay v́ phải tốn kém hơn cho một tàu đổ bộ có khả năng khoan xuyên băng mà NASA đang lập kế hoạch.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Communications Earth & Environment.