Nếu thấy vỏ khoai có những dấu hiệu này thì nên vứt bỏ bởi ăn vào có thể gây hại đến cơ thể.
Khoai lang xuất hiện đốm đen
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), khoai lang khi để lâu trong môi trường không đảm bảo sẽ xuất hiện các hiện tượng đốm đen, mốc, xuất hiện mùi khó chịu. Đó là hiện tượng khoaihà (khoai bị hỏng).
Khoai bị hà là do đã bị nhiễm khuẩn vằn đen nhưng nhiều người vì tiếc của nên không vứt đi mà chỉ dùng dao loại bỏ phần đốm đen rồi luộc ăn bình thường.
Thực chất, khoai bị hà dù luộc hay nướng kỹ đến đâu cũng sẽ không thể tiêu diệt được toàn bộ độc tố.
Cũng theo các chuyên gia thực phẩm, bệnh khuẩn vằn đen có thể tiết ra các độc tố như sê-tôn khoai lang và cồn sê-tôn khoai lang, đây đều là những chất kịch độc đối với gan.
Khi chúng ta ăn những củ khoai lang có đốm đen rất dễ bị trúng độc, nếu nghiêm trọng có thể sốt cao, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí tử vong.
Ngoài ra, những củ khoai bị hà đều bị thay đổi về hương vị không được ngon. Chính vì vậy nếu thấy khoai xuất hiện đốm đen thì nên bỏ ngay chứ không nên tiếc của, gọt bỏ phần hỏng để dùng tiếp.
Khoai lang mọc mầm
Những củ khoai lang đã mọc mầm có chứa hàm lượng glycoalkaloid rất lớn. Ăn phải những củ khoai lang mọc mầm, những chất độc hại có trong mầm khoai sẽ tấn công hệ thần kinh.
Tuy không quá nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng trong khoai lang mọc mầm cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì có chứa độc tố. Những độc tố này có thể gây nôn mửa, khiến người bệnh đau bụng.
|