Ngày 12/3, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định, việc t́m ra nguồn gốc của đại dịch Covid-19 là một yêu cầu đạo đức và tất cả các giả thuyết hiện nay cần có câu trả lời thích đáng.
Trong một bài đăng trên trang Twitter cá nhân, Tổng giám đốc WHO Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh, t́m hiểu nguồn gốc của đại dịch COVID-19 và khám phá tất cả các giả thuyết vẫn là: “một mệnh lệnh khoa học”, để giúp ngăn chặn tái bùng phát trong tương lai và là "một yêu cầu về đạo đức", v́ lợi ích của hàng triệu người đă thiệt mạng, cũng như những người đang phải chịu tác động của “Covid-19 kéo dài”.
Tuyên bố của ông được đưa ra nhân kỷ niệm 3 kể từ lần đầu tiên WHO sử dụng từ "đại dịch" để mô tả sự bùng phát toàn cầu của Covid-19. Các chính trị gia và chuyên gia y tế trong một thông điệp đưa ra vào cuối tuần này nhấn mạnh, trọng tâm hiện nay là ngăn chặn việc lặp lại tiêm vaccine không đồng đều.
Wall Street Journal của Mỹ cuối tháng 2 đưa tin, Bộ Năng lượng (DOE) đă cung cấp một báo cáo t́nh báo mật, trong đó kết luận rằng đại dịch rất có thể phát sinh từ một vụ ṛ rỉ pḥng thí nghiệm ở Vũ Hán, gây áp lực buộc WHO phải đưa ra câu trả lời.
Vào năm 2021, một nhóm chuyên gia WHO đă dành nhiều tuần sinh sống tại Vũ Hán, Trung Quốc - nơi ghi nhận những trường hợp đầu tiên nhiễm COVID-19 ở người và báo cáo rằng virus có thể đă được lây truyền từ dơi sang người thông qua một loài động vật khác nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm.
Kể từ đó, WHO đă thành lập một nhóm tư vấn khoa học về các mầm bệnh nguy hiểm nhưng vẫn chưa đưa ra bất kỳ kết luận nào về cách thức bắt đầu đại dịch Covid-19, với lư do các dữ liệu quan trọng đang bị thiếu./.
VietBF@ sưu tập
|