Theo như tác giả Stephen B. Young b́nh luận cho rằng rằng, ông Henry Kissinger, 99 tuổi là Ngoại trưởng Mỹ từ năm 1973 đến 1977 dường như đă làm theo câu nói nổi tiếng của sử gia Thucydides, "The strong do what they can, the weak suffer what they must".
'Kissinger's Betrayal: How America Lost the Vietnam War' là quyển sách mới nhất của tác giả Stephen B. Young cho thấy cách nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Henry Kissinger đă phản bội Việt Nam Cộng ḥa (VNCH) thế nào qua những thỏa thuận bí mật với Liên Xô, Bắc Việt và Trung Quốc.
Ông Henry Kissinger, 99 tuổi là Ngoại trưởng Mỹ từ năm 1973 đến 1977, và trợ lư cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon, sau đó là Tổng thống Gerald Ford trong các vấn đề an ninh quốc gia từ năm 1969 đến tháng 11/1975.
Quyển sách đề cập đến động cơ sâu xa Henry Kissinger, từ sự không tin tưởng vào một chiến thắng cho Mỹ ở Việt Nam ngay từ ban đầu, không xem Việt Nam Cộng ḥa có chủ nghĩa dân tộc.
Nguyên nhân gốc rễ là từ ảnh hưởng tư tưởng của Jean Sainteny, Đặc ủy Cộng Ḥa Pháp tại Bắc Bộ từ năm 1946 đến 1962, theo Giáo sư Stephen B. Young.
Trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt từ Minnesota (Hoa Kỳ) ngày 27/03, cựu phó khoa luật Đại học Harvard cho rằng nền ḥa b́nh mang lại sau Hiệp định Paris kư ngày 27/01/1973 là "không có danh dự" như Tổng thống Nixon từng mong muốn.
Ông Henry Kissinger, 99 tuổi là Ngoại trưởng Mỹ tại Việt Nam từ năm 1973 đến 1977, và trợ lư cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon trong các vấn đề an ninh quốc gia từ năm 1969 đến tháng 11/1975
BBC: Ông có thể nói về quá tŕnh viết sách 'Kissinger's Betrayal: How America Lost the Vietnam War'? Có thể nói đây là quyển sách đầu tiên về sự phản bội của Henry Kissinger đối với Việt Nam Cộng ḥa?
Giáo sư Stephen B. Young: Đúng như vậy. Mọi chuyện xảy đến với tôi theo một cách t́nh cờ.
Tôi đă t́m kiếm tài liệu viết quyển sách này trong hơn 40 năm qua. Nhiều câu chuyện, mà tôi có thể nói theo Tiếng Việt, phải gọi là "phước của Trời".
Tôi có quen biết cựu Đại sứ Mỹ tại Sài G̣n, ông Ellsworth Bunker trong quăng thời gian tôi làm việc tại đó. Bunker về hưu năm 1980, và ông ấy mời tôi cùng gia đ́nh đến thăm quê ông ấy ở Vermont.
Khi đó, Bunker đă kể rất nhiều câu chuyện thú vị về Việt Nam như về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu... Khi đó tôi đặt câu hỏi cho ông ấy "Ngài Đại sứ, tôi muốn viết sách, người dân Mỹ cần phải biết những câu chuyện này. Đây là những câu chuyện hay, rất thú vị mà lại không ai biết về chúng." Và rồi ông ấy đồng ư.
Lá thư Henry Kissinger gửi cho Ellsworth Bunker vào ngày 25/05/1971 (phải), có đoạn "On your point VI we will say that peoples of Indochina should discuss this question among themselves but we not set date." Và một biên bản từ Nhà Trắng vào ngày 25/05/1971, Sainteny và vợ ăn trưa với Henry Kissinger, và Sainteny truyền đi thông điệp từ Hà Nội (trái)
Khi cùng làm việc với nhau, tôi đă có điều kiện tiếp cận với những tài liệu mật của Bunker ở Bộ Ngoại giao Mỹ. Khi nh́n vào một tủ hồ sơ, tôi phát hiện những lá thư mật giữa Ellsworth Bunker và Henry Kissinger.
Và tôi thấy thông điệp rất sốc của Kissinger vào ngày 25/05/1971, mang nội dung nói một cách gián tiếp [indirectly] với Bunker rằng Mỹ sẽ để Hà Nội duy tŕ hiện diện quân sự ở miền Nam Việt Nam sau hiệp định ḥa b́nh Paris. Nói một cách khác, Kissinger sẽ bỏ rơi những người Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc. Nhưng tôi chỉ có một tài liệu đó.
Vào năm 1971, Đại sứ Bunker không hiểu những ǵ Kissinger nói, ông ấy vẫn c̣n nghĩ rằng Kissinger vẫn c̣n ủng hộ người theo chủ nghĩa dân tộc ở Sài G̣n và do đó, Bunker đă không làm ǵ.
Và khi tôi đưa bức thư đó cho Bunker xem th́ ông ấy rất thất vọng v́ nghĩ rằng lẽ ra ḿnh đă phải nhận ra ngay vấn đề vào thời điểm đó.
Chính câu chuyện này đă cho tôi một chỉ dấu cho thấy Kissinger đă có một kế hoạch cá nhân cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Và tôi đă dành rất nhiều năm để xem thêm tài liệu khác để viết nên quyển sách này.
Ông Ellsworth Bunker là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Cộng ḥa nhiệm kỳ 1967-1973
Tôi cũng tiếp cận Tổng thống Nixon. Kết bạn với Nixon vốn là chuyện không dễ dàng v́ tôi phải mất đến 4 đến 5 năm. Lần đầu tôi gặp Nixon là vào khoảng năm 1991. Vào khoảng năm 1999, khi nghĩ ông ấy đă tin tưởng ḿnh, tôi hỏi ông ấy ở New Jersey, "Có phải ông đă ủy quyền cho Henry Kissinger bỏ rơi Việt Nam Cộng ḥa hay không?", và khi đó ông ấy bị sốc, mặt trắng bệch, ông ấy nói không nên lời. Ông ấy nói ḿnh không biết Kissinger thật sự làm ǵ vào năm 1971.
Một yếu tố khác là từ quyển sách "Các Cuộc Thương Lượng Lê Đức Thọ - Kissinger Tại Paris" của tác giả Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ, những nhà ngoại giao cùng với ông Lê Đức Thọ trong quá tŕnh đàm phán Hiệp định Paris. Trong quyển sách đó, hai tác giả viết rằng vào cuối tháng Giêng năm 1971, Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội có cuộc họp với Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Khi đó Đại sứ Liên Xô cho biết Kissinger vừa mới nói với Đại sứ Liên Xô tại Washington, Anatoly Dobrynin là nước Mỹ sẽ rời khỏi Việt Nam và không bao giờ trở lại, Mỹ sẽ không yêu cầu Hà Nội rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Câu chuyện này trùng khớp với tài liệu mà tôi có được từ tập hồ sơ mật của Bunker.
Rồi sau đó tôi nhớ lại trong quyển tự truyện của Kissinger, ông ấy nêu vào ngày 09/01/1971 đă có cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô, Dobrynin ở Washington, và chấm hết.
Đó là tất cả những ǵ Kissinger viết. Như vậy chúng ta có thể thấy, chi tiết gặp Đại sứ Liên Xô tại Washington từ hai tác giả Việt Nam và tự truyện của Kissinger có sự liên quan với nhau.
Tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger trong cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô Anatoly Dobrynin tại Nhà Trắng vào ngày 26/12/1973
Cách đây hai năm, tôi hỏi một người bạn của tôi ở Moscow, một giáo sư người Nga chuyên về lịch sử Liên Xô gửi cho tôi chi tiết về thông điệp mà Đại sứ Dobrynin gửi cho Moscow về cuộc gặp giữa ông ấy với Kissinger hay không nhưng ông ấy không giúp được.
Nhưng một người bạn khác của tôi từ Đại học Harvard, chuyên nghiên cứu về lịch sử Liên Xô và Nga th́ cho biết biên bản cuộc họp ngày 09/01/1971 đó đă được dịch sang Tiếng Anh và giúp tôi có được bản sao biên bản đó, dài khoảng sáu trang, năm trang về chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân... trang thứ sáu là về Việt Nam.
Và trong biên bản này th́ Kissinger đă đề xuất Hà Nội có thể để binh sĩ ở lại miền Nam Việt Nam, lính Mỹ có thể về nhà, chuyện ǵ xảy ra th́ cứ để xảy ra.
Một câu chuyện thứ ba là khi tôi xem tài liệu tại thư Viện Gerald R. Ford ở Michigan, người thủ thư mang cho tôi hai hộp hồ sơ và nói 'Steve à, tôi nghĩ ông nên xem chúng".
Và tập hồ sơ có tên là 'Mr. S file' và tôi thấy thật thú vị. Khi đó tôi thấy một cái tên Pháp, Jean Sainteny, một nhân vật rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam v́ là người chọn Hồ Chí Minh vào tháng 03/1966. Và tôi ngỡ ngàng khi đây là hồ sơ về những cuộc trao đổi giữa Henry Kissinger là Jean Sainteny.
Và tôi thấy một biên bản từ Nhà Trắng vào ngày 25/05/1971, Sainteny và vợ ăn trưa với Henry Kissinger, và Sainteny truyền đi thông điệp từ Hà Nội.
Sainteny nói với Kissinger rằng nếu Mỹ đem quân về nước, để Bắc Việt duy tŕ binh lính tại miền Nam Việt Nam, Hà Nội sẽ kư hiệp ước ḥa b́nh, trao trả tù binh chiến tranh và để Việt Nam Cộng ḥa sống thêm hai, ba năm nữa.
Cùng ngày này, 25/05/1971, Kissinger gửi thư đến Bunker, có thể là sau cuộc gặp với Jean Sainteny với nội dung không nói thẳng là Mỹ sẽ không yêu cầu Hà Nội rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Richard Nixon (trái) trong cuộc gặp với Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger (phải) tại Nhà Trắng vào ngày 16/09/1972
BBC: Như vậy, Tổng thống Richard Nixon khi đó thật sự đă không biết ǵ về kế hoạch bỏ rơi Việt Nam Cộng ḥa của Henry Kissinger?
Giáo sư Stephen B. Young: Chúng ta cần phải chính xác ở điểm này. Điều mà Tổng thống Nixon không biết là Kissinger đă đưa ra đề xuất này cho Cộng sản Bắc Việt vào năm 1971.
Trong khoảng năm 1971 và 1972 đă diễn ra những cuộc thương thảo bí mật giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Vào tháng 10/1972, Kissinger đă có một bản thảo về thỏa thuận, không bao gồm điều khoản Hà Nội phải rút quân khỏi Việt Nam Cộng ḥa. Rồi sau đó Kissinger đến Sài G̣n và đưa thỏa thuận này cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và ông Thiệu khi đó bị sốc, rất giận dữ, đặt câu hỏi làm sao Mỹ có thể để Bắc Việt để khoảng 250 ngàn binh sĩ ở miền Nam Việt Nam.
Cũng vào năm 1972, sau cuộc phản công 'Mùa hè đỏ lửa' và cuối cùng Cộng sản thất bại, Hà Nội dù đă huy động 13-14 sư đoàn ở miền Nam Việt Nam để chống lại những người theo chủ nghĩa dân tộc sau ba cuộc chiến tại Quảng Trị, Kon Tum (Pleiku), An Lộc.
Khi đó Nguyễn Văn Thiệu cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh và giờ th́ Kissinger nói để quân Bắc Việt ở miền Nam Việt Nam sau tất cả sự hy sinh của miền Nam Việt Nam.
Ông Thiệu đă bác bỏ thỏa thuận và vào thời điểm đó, Nixon biết Kissinger đă làm ǵ nhưng lại nghĩ chuyện đó xảy ra vào tháng 10/1972. Sau khi Nixon quyết định ném bom Hà Nội, Hải Pḥng, Lê Đức Thọ đưa ra thỏa hiệp.
Vào tháng 01/1973, Hiệp định Paris được kư kết, theo đó Hà Nội không phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Nh́n lại sự việc, Lê Đức Thọ từng nói đó là điều khoản vô cùng quan trọng cho Hà Nội bởi v́ Bắc Việt không quan tâm đến ḥa b́nh v́ chỉ muốn chiếm Việt Nam Cộng ḥa.
V́ khi Mỹ rút quân về nước, Bắc Việt rơ ràng có thể đưa thêm quân, nhận thêm xe tăng từ Liên Xô... và sau hai năm vào năm 1975, đúng như những ǵ Hà Nội đă nói với Henry Kissinger, Lê Duẩn đưa ra lệnh tiến hành cuộc tổng tiến công.
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp chính trị gia người Pháp Jean Sainteny, Cao ủy Cộng Ḥa Pháp tại Bắc Bộ vào tháng 12/1946
BBC: Trong sách, ông viết rằng nguyên nhân sâu xa cho việc Henry Kissinger âm thầm lên kế hoạch bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa v́ ngay từ đầu không tin Mỹ có thể chiến thắng trong cuộc chiến và cả từ định kiến bị ảnh hưởng từ chính trị gia người Pháp Jean Sainteny?
Giáo sư Stephen B. Young: Trước hết chúng ta hăy nói về mối quan hệ giữa Jean Sainteny và Henry Kissinger. Người vợ thứ hai của Jean Sainteny, bà Claude Dulong-Sainteny, từng tham gia seminar của Kissinger tại Đại học Harvard khi Kissinger đang theo học tiến sĩ vào 1953.
Và thông qua bà ấy, Kissinger đă quen biết Jean Sainteny.
Vào năm 1966, khi Kissinger t́m cách đạt được thỏa thuận ḥa b́nh giữa Tổng thống Lyndon Johnson với Hà Nội, ông ta đă gặp Sainteny ở Paris. Sự thật này đă được lưu trong các hồ sơ.
Và cũng theo hồi kư của Henry Kissinger, ông ta đă lắng nghe Jean Sainteny về Việt Nam và ông ấy viết Sainteny chỉ nói với ḿnh hai điều.
Thứ nhất, những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam Cộng ḥa là vô giá trị, không thể tạo dựng quốc gia, tham nhũng, không phải là người tốt...
Thứ hai, người Mỹ không bao giờ có thể chiến thắng trong cuộc chiến này khi hậu thuẫn cho những người ở Việt Nam Cộng ḥa, vô tổ chức, vô kỷ lục, tham nhũng, lười chiến đấu... Và tôi suy đoán là c̣n có một ư thứ ba, đó là chỉ có Hồ Chí Minh là người Cộng sản, người Việt Nam tốt.
Chúng ta hăy cùng xem lại lư do tại sao Sainteny tin vào điều này.
Sainteny đă viết quyển sách "Histoire D'une Paix Manquée Indochine 1945-1947", ông ấy đă viết về người Pháp đă phạm một sai lầm thế nào khi không hậu thuẫn cho Hồ Chí Minh, xem đây ông Hồ là một người Việt Nam tốt đẹp nhất.
Một quyển sách khác được viết vào đầu những năm 1930 mang tên "Viet-Nam Sociologie D'une Guerre" của tác giả Paul Mus, có luận điểm người Việt Nam thật sự là người Trung Quốc, với cụm từ "con rồng nhỏ hơn" (smaller dragon), và nền văn hóa Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, và Việt Nam không có chủ nghĩa dân tộc. Sách của Paul Mus nói giới tinh hoa cách mạng của Việt Nam chuyển từ Khổng Tử sang chủ nghĩa Marx.
Cần nói thêm chút về người vợ đầu của Jean Sainteny. Bà ấy là con gái của cựu Toàn quyền Đông Dương vào những năm 1920, cựu Thủ tướng Pháp Albert Sarraut. Chính sách của Albert Sarraut là áp dụng chương tŕnh giáo dục của Pháp cho con cái những gia đ́nh quan lại chuyên học tiếng Hoa. Ư tưởng của Pháp khi đó là chỉ những người được học trường Pháp mới trở thành nhà lănh đạo tốt được.
Hầu hết giới cai trị thực dân Pháp đều không hiểu về văn hóa Việt Nam, hay nói Tiếng Việt. Không hiểu về người Việt, Jean Sainteny cho rằng Hồ Chí Minh, Vơ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ... những người hưởng nền giáo dục của Pháp đều học được lư thuyết Marx - Lenin từ Paris.
Jean Sainteny được đưa trở lại Việt Nam vào năm 1945 để với sứ mệnh phục hồi lại sức ảnh hưởng của thực dân Pháp ở Việt Nam, Lào, Campuchia sau Thế chiến lần 2. Khi đó Jean Sainteny không có quân đội Pháp, mà phải hợp tác với lực lượng quân đội Việt Nam.
Trong quyển sách "Histoire D'une Paix Manquée Indochine 1945-1947", Jean Sainteny viết người duy nhất cùng hợp tác với ông ấy là Hồ Chí Minh. Vua Bảo Đại khi đó cũng không muốn gặp Jean Sainteny.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Hồ Chí Minh lại muốn hợp tác với Pháp?
Một lư do là Pháp xem Hồ Chí Minh có hưởng nền giáo dục Phương Tây. C̣n Hồ Chí Minh th́ cần ai đó chọn ông ấy trở thành lănh đạo và công nhận chính phủ của ông ấy.
Jean Sainteny sau đó kể câu chuyện này với Henry Kissinger. Và Kissinger th́ không có người bạn Việt Nam nào, không nói Tiếng Việt, Kissinger chọn tin vào chính trị gia người Pháp hơn.
Đó là lư do tôi đưa ra lập luận Kissinger đă chọn bỏ rơi Việt Nam Cộng ḥa bởi v́ ông ta không biết về con người, văn hóa, những điều tốt đẹp về đất nước này.
Nhà đàm phán Bắc Việt tại Ḥa đàm Paris, ông Lê Đức Thọ và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger vào tháng 01/1973
BBC: Tổng thống Nixon từng muốn Hiệp định ḥa b́nh Paris là "Hòa b́nh trong danh dự" (peace with honor). Sau tất cả những kế hoạch của Henry Kissinger, ông b́nh luận như thế nào về hiệp định này?
Giáo sư Stephen B. Young: Cụm từ 'Peace with honor' là của Tổng thống Nixon. Bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1968 có thể thấy rơ hai phe, một phe ủng hộ Việt Nam Cộng ḥa, một phe là muốn bỏ rơi.
Nixon và phe Cộng ḥa th́ muốn giúp VNCH. Phe Dân chủ th́ muốn bỏ rơi VNCH.
Nixon thật sự không biết làm sao, v́ vậy ông ấy nghĩ ra slogan "peace with honor", có nghĩa chiến tranh sẽ kết thúc trong danh dự, nhưng điều đó có nghĩa Mỹ sẽ không bỏ rơi Việt Nam Cộng ḥa.
Sau đó vào năm 1969, với sự ảnh hưởng của Đại sứ Bunker, Tổng thống Nixon tiến hành Việt Nam hóa chiến tranh, có nghĩa quân đội Mỹ rút đi c̣n quân lực Việt Nam Cộng hòa sẽ ngày càng mạnh lên.
Sự phản bội của Kissinger nằm ở chỗ đă mang đến "một nền ḥa b́nh không có danh dự".
Kissinger mang lại ḥa b́nh theo Hiệp định Paris, Việt Nam Cộng ḥa được độc lập, tự do, nhưng tất cả chỉ là trên giấy tờ.
Hà Nội được duy tŕ binh lính ở miền Nam Việt Nam. Và hai năm sau đó, Hà Nội đă vi phạm hiệp định ḥa b́nh này và Kissinger thừa biết là Bắc Việt sẽ thực hiện điều đó.
Đó là lư do tại sao lại là "nền ḥa b́nh không có danh dự", bởi v́ hiệp ước ḥa b́nh lại không mang lại ḥa b́nh thật sự, chỉ là một 'sự giả tưởng về ḥa b́nh' [fiction of peace].
BBC: Ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của sự phản bội của Henry Kissinger trong sự sụp đổ của Việt Nam Cộng ḥa? Như vậy có thể nói, Việt Nam Cộng ḥa đă không tự bại trận như nhiều phân tích và b́nh luận trước đây?
Giáo sư Stephen B. Young: Các nhân tố quan trọng khác không thể không nhắc đến đó chính là phong trào phản chiến tranh Việt Nam tại Mỹ. Thế nhưng sự phản bội của Henry Kissinger là nguyên nhân chính khiến Việt Nam Cộng ḥa sụp đổ.
Bởi v́ nếu chúng ta nh́n kỹ vào t́nh h́nh quân sự hai phe Nam, Bắc vào thời điểm Hiệp định Paris được kư kết, khi đó văn pḥng t́nh báo tại Đại sứ quán Mỹ ước tính số lính Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam là khoảng 25 ngàn người.
Khi đó quân lính Việt Nam Cộng ḥa là hơn một triệu. Ở mọi ngôi làng ở Nam Việt Nam không c̣n bóng dáng Mặt trận Giải phóng Dân tộc ǵ hết.
Thế rồi Mỹ cắt viện trợ thế là Nguyễn Văn Thiệu và binh sĩ cạn súng, đạn, máy bay, xe tăng... Cùng lúc đó, Liên Xô và Trung Quốc lại bơm vũ khí cho Bắc Việt.
Về Tổng thống Thiệu, một thông tin rất quan trọng là vào tháng 11/1972, Tổng thống Nixon gửi cho ông ấy lá thư riêng, nêu rằng ông Thiệu nên kư Hiệp định Paris, trong trường hợp Hà Nội vi phạm hiệp định th́ Nixon sẽ điều máy bay B-52 vào ném bom miền Bắc.
Thế nhưng sau khi ông Nixon từ chức sau vụ bê bối Watergate, người kế nhiệm ông ấy là Gerald Ford (1974 - 1977) lại không thấy mặn mà thực thi nghĩa vụ đó, c̣n phe Dân chủ trong Quốc hội Mỹ th́ lại cắt viện trợ, và thông qua đạo luật có nội dung vị tổng thống không thể tự ḿnh quyết định cử máy bay B-52 đến Việt Nam.
Như vậy chúng ta có thể thấy t́nh thế đă xoay chuyển. Lê Duẩn đă đưa ra quyết định vào tháng 01/1975 khi thấy thời cơ đă đến.
Việt Nam Cộng ḥa lại không có đủ quân lính chốt chặn tại các vị trí dọc đường ranh giới. Hà Nội có thể tận dụng những điểm yếu đó như Buôn Mê Thuột... huy động hai đến ba sư đoàn chống lại một số lượng binh lính ít ỏi của Nam Việt Nam và chiến thắng.
Nếu Mỹ cử B-52 đến th́ có lẽ Việt Nam Cộng hòa vẫn c̣n sống được. Và chiến tranh Việt Nam cũng là cuộc chiến đầu tiên mà người Mỹ thất bại, để lại những cảm xúc nặng nề, chúng tôi bị mất đi sự kiêu hănh v́ thất bại.
Theo quan điểm của tôi, những hành động của Henry Kissinger là nguyên nhân chính [principal cause] cho sự bại trận của Việt Nam Cộng hòa bởi v́ đă tạo sự chuyển biến về thế trận, quyền lực, khiến Việt Nam Cộng hòa bị bất lợi.
Nếu Kissinger vùng lên với nắm đấm, th́ khi ấy Việt Nam Cộng hòa c̣n hơn một triệu binh lính cùng nhuệ khí, nền kinh tế phát triển... trong khi mặt trận giải phóng th́ đă rút th́ t́nh h́nh đă khác.
Một yếu tố khác theo tôi suy đoán, là khi ấy đă có một thỏa thuận ḥa b́nh nên tâm lư của nhiều người Mỹ là chiến tranh đă kết thúc, nước Mỹ không cần làm điều ǵ nữa.
Nước Mỹ đă không hiểu hết về Việt Nam, về Lê Duẩn hay Lê Đức Thọ... Bắc Việt đă không hứa để giữ lời hứa [They don't promise to keep promises].
Tổng thống Richard Nixon và Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa Nguyễn Văn Thiệu trong cuộc gặp tại đảo Midway ở Thái B́nh Dương vào năm 1969
BBC: Ông có nghĩ rằng Kissinger là một người yêu nước, chỉ muốn làm điều tốt nhất cho lợi ích quốc gia của nước Mỹ?
Giáo sư Stephen B. Young: Ai đó có thể nghĩ như vậy nhưng tôi th́ không.
Đọc rất nhiều về Henry Kissinger và đây là cảm xúc cá nhân của tôi, tôi không có tài liệu minh chứng điều này. Khi tôi kể cho mọi người và khi họ đọc sách của tôi th́ đều đặt câu hỏi "Tại sao ông ta lại làm chuyện đó?", phản bội tổng thống, phản bội đồng minh. Trong lịch sử nước Mỹ, chưa ai từng làm chuyện này.
Tôi nghĩ Kissinger nghĩ ḿnh có phẩm chất vượt trội hơn người khác, Tiếng Anh gọi là 'grandiosity', ông ấy nghĩ ḿnh giỏi hơn, thông minh hơn hết thảy những người khác và đă tự quyết định, tự kết luận là Mỹ không thể chiến thắng và nước Mỹ hăy thoát ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam.
Tôi nghĩ ông ta là người theo chủ nghĩa hiện thực [realist], phe yếu th́ không nên tấn công phe mạnh hơn.
Và như chúng ta cũng thấy trong cuộc chiến Ukraine, Kissinger cũng gợi ư người dân Ukraine nên rút lui v́ Nga mạnh hơn. Và xét về phương diện này th́ ông ta có suy nghĩ rất giống Lê Duẩn.
Nhà sử gia Thucydides có câu nói nổi tiếng "The strong do what they can, the weak suffer what they must" và dường như Henry Kissinger đă theo câu nói này.
Kissinger đă hành động một ḿnh mà không nói với ai. Ông ta che giấu tài liệu, không trung thực và công khai. Nếu các bạn đọc cuộc trao đổi của ông ta với Nixon trong thời gian 1971 đến 1972 đều được ghi âm lại, đều thấy Kissinger đă không nói đầy đủ với Nixon là ḿnh đang làm ǵ.
Tôi đă phát hiện các tài liệu mà chưa có nhà sử học nào t́m ra như tôi đă tŕnh bày về quá tŕnh viết sách. Kissinger đều rất khéo chọn từ ngữ, để che giấu dụng ư thật sự của ông ấy.
Điều tôi học được từ Kissinger là khi đọc ǵ của ông ta th́ nên đặt câu hỏi về những ǵ ông ta không đề cập tới. Bởi v́ đối với tôi, đó lại là những ư quan trọng nhất.
Đối với tôi, Kissinger đă lạm dụng quyền lực cùng sự thất bại trong thể chế, khi một người đàn ông tự ra quyết định một ḿnh mà không báo cáo với tổng thống, bộ trưởng quốc pḥng, ngoại trưởng, hội đồng an ninh quốc gia, quốc hội vào năm 1971.
Nếu có danh dự, lẽ ra ông ta nói thẳng với tổng thống "tôi nghĩ chúng ta không thể chiến thắng cuộc chiến tranh Việt Nam, chúng ta phải rút quân, 58 ngàn binh sĩ đă bỏ mạng, tôi ủng hộ phong trào phản chiến", giả sử Nixon không đồng ư thế là Kissinger nộp đơn từ chức.
Thế nhưng Kissinger vẫn trung thành với Nixon về một nền ḥa b́nh với danh dự, để rồi tạo ra một nền ḥa b́nh "không danh dự".
Quân đội Việt Nam Cộng ḥa vào năm 1972
BBC: Trong sách ông viết là Thượng Nghị sĩ J. William Fulbright, người ủng hộ phong trào phản chiến, từng nói với Tổng thống Lyndon Johnson là cuộc chiến Việt Nam không có giá trị bởi v́ người Việt Nam "không phải dạng của chúng ta" [are not our kind]. Sau tất cả, theo ông th́ nước Mỹ vẫn là một đối tác đáng tin cậy?
Giáo sư Stephen B. Young: Nước Mỹ đă bỏ rơi người dân Afghanistan, dựa vào chính sách hay cách thức thương lượng của Kissinger trong chiến tranh Việt Nam.
Hăy tưởng tượng quư vị thương lượng với kẻ thù của bạn ḿnh, sau đó lại bỏ rơi người bạn ấy. Nước Mỹ đă thất bại trong hai cuộc chiến, và bỏ rơi người dân hai lần.
Tôi thành thật có suy nghĩ, và thật khó để phải nói ra điều này.
Đối với những quốc gia châu Á ngày nay lo ngại về sự thống lĩnh của Trung Quốc, hăy đừng quá phụ thuộc vào nước Mỹ [Don't count on America].
Quốc gia của quư vị phải tự bảo vệ chính ḿnh, quư vị chỉ có thể phụ thuộc Mỹ tới mức độ nào đó mà thôi.
Bởi v́ quư vị luôn phải tự đặt câu hỏi là liệu có một Kissinger nào khác nữa hay là không.
Tác giả Stephen B. Young (phải) khi công tác cho cơ quan USAID ở Tam B́nh, tỉnh Vĩnh Long vào năm 1969
Tác giả Stephen B. Young hiện là Giám đốc Điều hành Caux Round Table for Moral Capitalism. Ông từng làm phó khoa Luật Đại học Harvard, Giáo sư Luật tại Hamline University Law School.
Giáo sư Stephen B. Young từng làm việc cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) từ năm 1968-1972, sau đó là Đại sứ quán Mỹ ở Sài G̣n. Những năm sau 1975, ông cùng vợ tham gia trợ giúp các thuyền nhân Việt Nam tị nạn tại Mỹ.
Các tác phẩm của Giáo sư Stephen B. Young gồm Kissinger's Betrayal: How America lost the Vietnam War, The Theory and Practice of Associative Power - CORDS, The Tradition of Human Rights in China and Vietnam, Moral Capitalism, The Way to Moral Capitalism...