Các dấu hiệu đột quỵ không quen thuộc. Đó là bệnh nhân có thể tê liệt một bên cơ thể, mất thị lực, nhức đầu đột ngột, dữ dội.
Hơn 110 triệu người trên thế giới từng bị đột quỵ. Căn bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật trên toàn cầu và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai. Đột quỵ ảnh hưởng đến hơn 100.000 người Anh hằng năm (sau 5 phút lại có một ca bệnh), 38.000 người tử vong. Ở Mỹ, hai con số này lần lượt là 800.000 và 137.000 người.
Tuổi tác, huyết áp cao, hút thuốc, béo ph́, lối sống ít vận động và bệnh tiểu đường là các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Vấn đề xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho năo bị gián đoạn, khiến các tế bào năo suy yếu. Người bệnh có thể bị khuyết tật lâu dài. Nguyên nhân phổ biến nhất là cục máu đông gây tắc nghẽn trong các động mạch cung cấp cho năo.
40% số bệnh nhân đột quỵ gặp vấn đề về thị giác. Ảnh minh họa: ZO.
Các triệu chứng đột quỵ thường được ghi nhớ dưới từ viết tắt FAST:
F (Face) - Khuôn mặt: Yêu cầu người đó mỉm cười. Một bên mặt có bị xệ không?
A (Arms) - Tay: Đề nghị người đó giơ cả hai cánh tay lên. Một cánh tay có trôi xuống phía dưới không?
S (Speech) - Lời nói: Yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản. Họ có nói ngọng không?
T (Time) - Thời gian: Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu như trên, hăy gọi cấp cứu ngay.
Bên cạnh đó, có những triệu chứng khác của đột quỵ:
Đột ngột tê liệt một bên cơ thể
Tê cánh tay, chân hoặc một phần của khuôn mặt rất phổ biến ở người bị đột quỵ. Giáo sư Martin Dennis, chuyên gia về đột quỵ tại Đại học Edinburgh (Scotland), cho biết, triệu chứng này thường do dây thần kinh bị chèn ép, đặc biệt nếu xảy ra khi ngồi hoặc nằm.
Nếu cảm giác tê đột ngột xảy ra đồng thời ở mặt - cánh tay hoặc cánh tay - chân th́ đây có thể là một biểu hiện đáng lo ngại.
Mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt
Đột quỵ có thể gây mờ mắt hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt. Trong nghiên cứu năm 2017, 4 trong số 10 người bệnh gặp vấn đề thị giác.
Gáo sư Dennis nói: “Mất thị lực ở một mắt - thoáng qua hoặc kéo dài hơn một ngày - có thể chỉ ra vấn đề về tuần hoàn đến mắt và cho thấy nguy cơ đột quỵ. Đôi khi bệnh nhân bị đột quỵ có thể đột nhiên không thể sử dụng được điều khiển TV, thiết bị gia dụng, hoặc tắm rửa, mặc quần áo mà không có lư do rơ ràng”.
Mất trí nhớ đột ngột
Theo giáo sư Dennis, mất trí nhớ đột ngột có thể là một dấu hiệu hiếm gặp của đột quỵ.
“Những người mắc chứng khó hiểu ngôn ngữ sẽ nói lộn xộn, thậm chí không nói được hoặc hiểu bất cứ điều ǵ. Bác sĩ có thể nhận định những người này bị lú lẫn hoặc mất trí nhớ v́ họ không thể trả lời các câu hỏi”, vị giáo sư giải thích.
Chóng mặt
Chóng mặt là cảm giác bạn hoặc không gian xung quanh đang quay cuồng. Đây là một triệu chứng của nhiều t́nh trạng sức khỏe hoặc cũng có thể vô hại.
Tuy nhiên, khi chóng mặt đi kèm với nh́n đôi, tay chân yếu hoặc vụng về và nói lắp, đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
Một nghiên cứu năm 2016 cho rằng từ 15.000 đến 25.000 người bị đột quỵ mỗi năm có các triệu chứng hoa mắt hoặc chóng mặt. Phân tích năm 2017 cho thấy, cứ 10 người đột quỵ th́ có 4 người bị chóng mặt nhưng không gặp phải các triệu chứng điển h́nh.
Nhức đầu đột ngột, dữ dội
Mặc dù không phổ biến nhưng cơn đau đầu dữ dội, đột ngột có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ. Giáo sư Dennis cho biết, biểu hiện trên thường liên quan đến chứng đau nửa đầu. Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, đó là đặc điểm của chảy máu dưới nhện hoặc chảy máu trong năo.
T́nh trạng chảy máu giữa các lớp mô mỏng bao phủ năo thường có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm khuyết tật hoặc thậm chí gây tử vong.
Khó nuốt
Giáo sư Dennis cho biết: “Nghẹn khi ăn uống là biểu hiện của đột quỵ khi đi kèm với các triệu chứng khác như yếu tay chân hoặc mặt, các vấn đề về nói lắp".
Nuốt là một nhiệm vụ phức tạp cần bộ năo của bạn phối hợp nhiều cơ khác nhau. Nếu cơn đột quỵ làm hỏng phần năo làm việc này sẽ ảnh hưởng đến khả năng nuốt của bạn.
Julie Bouverie, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Đột quỵ Anh, khuyên: “Các triệu chứng đột quỵ có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, nếu có điều ǵ đó không ổn hoặc bạn phát hiện ra dấu hiệu đột quỵ ở bản thân hoặc người khác, điều quan trọng là gọi cấp cứu ngay lập tức”.
VietBF@ sưu tập
|