Những tế bào bị lỗi ADN tiếp tục phân chia và phát triển nhanh chóng thành tế bào ung thư, mà không chết đi theo tiến trình bình thường.
Tế bào bình thường ngừng phát triển (sinh sản) khi có đủ số lượng. Ví dụ, các tế bào mới sẽ không được sản xuất nữa khi có đủ tế bào lấp đầy vết cắt trên da (quá trình sửa chữa hoàn tất). Trong khi đó, các tế bào ung thư không ngừng phát triển dù đã có đủ số lượng tế bào, sinh sản nhanh chóng trước khi chúng có cơ hội trưởng thành. Sự sao chép liên tục này dẫn đến một khối u (một cụm tế bào ung thư) được hình thành.
DNA mang các gene cho phép các protein được sản xuất trong cơ thể, mã hóa các protein này điều chỉnh sự phát triển của tế bào. Ví dụ đột biến do khói thuốc lá, bức xạ, tia cực tím và các chất gây ung thư khác có thể dẫn đến việc sản xuất protein bất thường. Sự cố trong quá trình sinh sản và phân chia của các tế bào này có thể tạo ra và phát triển thành tế bào ung thư.
Các tế bào ung thư thường có số lượng nhiễm sắc thể và DNA bất thường.
Phân biệt tế bào thường với ung thư
Sửa chữa và chết tế bào: Quá trình này gọi là cân bằng nội môi, là cách cơ thể đảm bảo tất cả hoạt động đều bình thường. Để duy trì cân bằng nội môi, các tế bào bình thường được sửa chữa khi bị hư hỏng hoặc chết khi già đi và được thay thế bằng tế bào mới. Các tế bào ung thư không được sửa chữa hoặc không trải qua quá trình chết theo chu kỳ.
Sự xâm lấn: Tế bào bình thường "lắng nghe" tín hiệu từ các tế bào lân cận và ngừng phát triển khi chúng xâm lấn sang các mô lân cận (ức chế tiếp xúc). Các tế bào ung thư bỏ qua các tế bào này và xâm lấn các mô lân cận. Khối u lành tính (không phải ung thư) có bao xơ có thể đẩy lên các mô lân cận nhưng không xâm lấn hoặc xen kẽ với các mô khác. Ngược lại, các tế bào ung thư không "tôn trọng ranh giới" và xâm lấn các mô.
Sự lây lan: Tế bào bình thường tiết ra các chất kết dính với nhau thành một nhóm. Ví dụ, các tế bào phổi chỉ nằm trong phổi. Tuy nhiên, các tế bào ung thư không thể tạo ra các chất này nên không kết dính và có thể "trôi nổi" đến các địa điểm lân cận hoặc qua dòng máu, hệ bạch huyết và có khả năng lây lan (di căn). Khi đến một vùng mới (hạch bạch huyết, phổi, gan hoặc xương) tế bào ung thư phát triển, tạo thành các khối u khác ban đầu (khối u di căn).
Trốn hệ thống miễn dịch: Khi tế bào thường bị hư hại, hệ thống miễn dịch sẽ xác định và loại bỏ chúng. Các tế bào ung thư có thể lẩn tránh hệ thống miễn dịch để phát triển thành khối u, tiết ra các hóa chất làm bất hoạt các tế bào miễn dịch.
Trốn các chất ức chế tăng trưởng: Tế bào bình thường được kiểm soát bởi các chất ức chế tăng trưởng khối u. Các chất này có nhiệm vụ "yêu cầu" các tế bào chậm lại và ngừng phân chia, chịu trách nhiệm sửa chữa và thay thế những hư hỏng hoặc tế bào chết. Đột biến dẫn đến bất kỳ gene ức chế khối u nào bị bất hoạt cho phép các tế bào ung thư phát triển không kiểm soát.
Chức năng: Các tế bào thường có chức năng riêng, trong khi các tế bào ung thư có thể không hoạt động. Ví dụ, các tế bào bạch cầu bình thường giúp chống lại nhiễm trùng. Nhưng các tế bào bạch cầu ung thư không hoạt động bình thường, không có khả năng chống lại nhiễm trùng ngay cả khi số lượng bạch cầu tăng lên. Các tế bào tuyến giáp bình thường sản xuất hormone tuyến giáp. Tế bào ung thư tuyến giáp không sản xuất hormone tuyến giáp, khiến cơ thể thiếu hormone này dẫn đến suy giáp mặc dù lượng mô tuyến giáp tăng lên.
Tế bào bình thường hình thành mạch máu trong quá trình tăng trưởng và phát triển bình thường, khi mô mới cần thiết để sửa chữa mô bị tổn thương. Tế bào ung thư hình thành mạch ngay cả khi không cần tăng trưởng hay sữa chữa, phát triển khối u. Các chất ức chế sự hình thành mạch máu có thể ngăn chặn các khối u phát triển.
Ung thư có thể tái phát trong nhiều năm và đôi khi hàng thập kỷ sau khi đã điều trị khỏi. Điều này do một số tế bào (tế bào gốc ung thư) có khả năng chống lại điều trị và nằm im lìm, bất động rồi sau đó hoạt độnng trở lại.
|