Không chăm sóc răng miệng, uống nhiều cà phê, ngủ nhiều hoặc quá ít đều đang âm thầm làm giảm sức khỏe tim mạch của bạn.
Ăn kiêng thái quá
Nhiều người tăng ăn rau, giảm thịt v́ cho rằng đây là chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp với cơ thể. Thực tế, họ đang tự gây ra các vấn đề về tim cho bản thân.
Ví dụ những người tuân thủ chế độ ăn ít cholesterol, tránh chất béo, vô t́nh cắt bỏ cholesterol lành mạnh, quan trọng cho cơ thể. Sau chế độ ăn kiêng, họ có thể ăn quá nhiều carbohydrate, không tăng mức cholesterol nhưng gây tăng cân và làm căng thẳng hệ thống chuyển hóa đường.
Chế độ ăn kiêng ngặt nghèo đột ngột cũng gây ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch, ví dụ suy giảm chức năng tim. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mọi người không ăn kiêng quá ngặt nghèo, thay vào đó nên ăn uống cân bằng, có thể khám dinh dưỡng để được tư vấn thực đơn chuẩn xác.
Cô đơn
Việc bị cô lập cũng có thể tác động đến sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 8% khi sống cô lập với xă hội và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 5% khi sống một ḿnh. Đối với người bị cô lập và cô đơn, nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên 27%. Một người bị cô lập cũng có thể mắc trầm cảm, từ đó dẫn tới các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, lối sống ít vận động, thói quen ăn uống kém.
Không chăm sóc răng miệng
Các vấn đề về răng như sâu răng, bệnh về nướu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu. Lư do là vi khuẩn trong miệng dễ di chuyển vào máu hoặc làm tăng nặng vấn đề về tim như cholesterol cao hoặc mảng bám thành mạch máu. Dù không thể khẳng định 100% rằng đánh răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày sẽ ngăn ngừa cơn đau tim, song có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.
Quá nhiều caffeine
Cà phê chứa caffeine đă được chứng minh an toàn, uống hai tách cà phê mỗi ngày mang lại lợi ích lớn nhất cho tim mạch. Tuy nhiên, quá nhiều caffeine gây tác động tiêu cực do làm tim đập nhanh hơn, tăng nhịp tim, co mạch máu và tăng huyết áp. Caffeine được coi là an toàn khi nạp dưới 300 mg một ngày; uống cà phê đen có lợi hơn cho cơ thể, trước khi uống nên lọc kỹ để giảm lượng cholesterol xấu.
Không kiểm soát stress
Khi căng thẳng kéo dài, cơ thể có thể bị viêm nhiều lần, kéo dài giải phóng các hormone gây căng thẳng như adrenaline. Những yếu tố nói trên kết hợp với nhau gây ra thay đổi sinh lư trong cơ thể, gồm tăng huyết áp, cholesterol cao, béo ph́, kháng insulin và rối loạn nhịp tim.
Căng thẳng mạn tính cũng làm tăng nguy cơ đong máu khắp cơ thể, cục máu đông h́nh thành trong động mạch hẹp có thể gây đau tim. Đây là lư do khiến những người căng thẳng mạn tính đôi khi bị đau tim.
Các tác nhân gây căng thẳng luôn có mặt trong cuộc sống và khó loại bỏ hoàn toàn. V́ vậy, mọi người nên tập thể dục, thiền, yoga, tham gia các hoạt động thú vị hơn để giải tỏa căng thẳng.
Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
Người trưởng thành cần ngủ khoảng 7-8 tiếng một đêm. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể góp phần gây ra các vấn đề tim mạch, ví dụ đau tim và đột quỵ. Chất lượng giấc ngủ không tốt cũng làm tăng huyết áp, cholesterol và xơ vữa động mạch. Do đó, ngủ ngon và đủ giấc rất quan trọng để bảo vệ trái tim khỏe mạnh.
Không quan tâm đến thuốc
Nhiều người sử dụng lại đơn thuốc cũ, không tham khảo ư kiến của bác sĩ hoặc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin khi không thực sự cần thiết. Một số loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng tim, hoặc uống quá liều lượng có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim. Với thực phẩm bổ sung, vitamin và thảo dược có thể tương tác với thuốc kê đơn, ảnh hưởng chức năng tim nhiều hơn.
|