Nhỏ vài giọt dầu gió vào rốn rồi thoa đều trước khi ngủ giúp cải thiện giấc ngủ, giảm lạnh bụng hay đau bụng kinh.
Hầu hết mọi người chỉ biết công dụng của dầu gió là đuổi muỗi, giảm ngứa và dùng để xoa bóp khi bị đau phần mềm. Tuy nhiên trên thực tế, dầu gió còn có nhiều tác dụng kỳ diệu. Nhỏ vài giọt dầu gió vào rốn trước khi đi ngủ vào ban đêm sau một thời gian, cơ thể bạn sẽ có những thay đổi đáng ngạc nhiên.
Dầu gió mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.
1. Giảm đau bụng kinh
Kinh nguyệt được xem như thước đo sức khỏe của người phụ nữ. Một số chị em khi hành kinh có biểu hiện đau bụng rõ rệt, sắc mặt đôi lúc nhợt nhạt, ăn uống kém. Phụ nữ thường mãn kinh ở độ tuổi từ 45 đến 55, nhưng trong khoảng thời gian từ khi có kinh đến lúc hết kinh, họ phải trải qua 500 đến 600 kỳ kinh, khổ sở vì chứng đau bụng.
Nếu gặp tình trạng này, bạn có thể duy trì thói quen nhỏ vài giọt dầu gió vào rốn và xoa đều trước khi đi ngủ. Việc này có tác dụng thanh nhiệt trừ hỏa, làm giãn cơ, hoạt kinh, lâu ngày sẽ có tác dụng giảm đau rõ rệt khi đến kỳ.
2. Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Trước sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như áp lực cuộc sống, công việc, nhiều người hiện nay gặp vấn đề mất ngủ. Giấc ngủ không ngon về đêm làm giảm hiệu quả làm việc và học tập của ngày hôm sau. Ngủ kém lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết, suy giảm các chức năng cơ thể, da phụ nữ trở nên sần sùi và sạm đen.
Thường xuyên nhỏ vài giọt dầu gió lên rốn trước khi đi ngủ có tác dụng kích thích thần kinh não bộ, giải tỏa tâm trạng căng thẳng, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
3. Giảm đau và lạnh bụng
Nhiều người buổi sáng thức dậy thấy bị đau và chướng bụng. Nguyên nhân có thể do vào mùa hè, sau khi nằm trong phòng điều hòa lâu, bạn bị lạnh bụng, dẫn đến đau bụng. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây viêm dạ dày ruột.
Do dầu gió có tác dụng tán hàn, làm ấm cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu ở vùng bụng, nếu nhỏ vài giọt lên rốn rồi xoa đều, các triệu chứng đau bụng có thể được cải thiện rõ rệt.
Các công dụng khác của dầu gió
- Gỡ nhãn dán: Thoa một lượng nhỏ dầu gió lên đầu ngón tay rồi bôi lên nhãn tự dính, nhẹ nhàng xoay qua xoay lại rồi dùng móng tay gỡ ra. Sau đó, dùng khăn ẩm lau nhẹ nhiều lần, bạn có thể loại bỏ hoàn toàn nhãn dán.
- Khử vết bẩn: Nếu cốc hay các dụng cụ ăn uống có vết bẩn nhưng bạn không muốn dùng chất tẩy rửa, có thể nhỏ một ít dầu lên vết bẩn và dùng khăn khô lau sạch.
- Giảm cảm giác thèm thuốc lá: Bôi một lượng nhỏ dầu gió lên điếu thuốc lá, khi hút hương bạc hà trong dầu gió giúp làm mát, còn có thể nâng cao tinh thần và giảm ham muốn hút thuốc. Sau khi hút xong lại bôi thêm dầu gió lên điếu thuốc khiến miệng điếu thuốc có vị đắng, từ đó giúp bạn từ bỏ thuốc lá.
Ai không nên dùng dầu gió?
- Người bị dị ứng: Bạn có thể kiểm tra xem mình có bị dị ứng dầu gió hay không bằng cách thoa một ít lên dái tai hoặc cổ tay. Sau nửa giờ, trên da không có biểu hiện gì bất thường, bạn có thể sử dụng dầu gió bình thường.
- Phụ nữ có thai: Tinh dầu có tính kích ứng mạnh, có thể dẫn đến sảy thai hoặc đẻ non nếu lạm dụng. Thành phần long não trong tinh dầu có thể gây dị tật thai nhi, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên tránh sử dụng dầu gió.
- Người bị bỏng nặng, lở loét trên da: Những người bị tổn thương da nghiêm trọng nên tham khảo ý kiến chuyên gia và dùng dầu gió (thuốc) dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Người đang đổ mồ hôi: Bản chất của việc thoa dầu gió là khiến cơ thể ấm lên, ra mồ hôi. Vì thế, nếu cơ thể đang đổ mồ hôi, lỗ chân lông mở ra, không nên thoa dầu để tránh gây ngộ độc.