Ảnh hưởng của ung thư tinh hoàn lên khả năng thụ thai. Phổ biến ở đàn ông 25-29 tuổi với tỷ lệ 1/250, ung thư tinh hoàn cũng là bệnh ung thư có tỷ lệ chữa khỏi cao nhất với 95% bệnh nhân sống khỏe mạnh sau 5 năm chữa trị.
Ung thư tinh hoàn và các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai của bệnh nhân.
Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy rằng 6-24% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng, khoảng 50% bệnh nhân khác có số lượng tinh trùng thấp hơn bình thường.
Dù có khả năng chữa khỏi cao, ung thư tinh hoàn vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của bệnh nhân sau khi điều trị khỏi. Ảnh: Adobe Stock.
Ngoài ra, các phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn có thể làm giảm khả năng thụ thai của bệnh nhân sau ung thư. Nhìn chung, các phương pháp điều trị ung thư có thể làm giảm mức sinh khoảng 30%.
Bên cạnh đó, nếu bị cắt bỏ một tinh hoàn trong quá trình điều trị ung thư hoặc chấn thương, cơ thể bệnh nhân thường sản xuất nhiều hormone hơn để bù lại. Sự tăng cường này có thể giúp người bệnh có đủ tinh trùng và hormone để thụ thai.
Tuy vậy, 22% nam giới vẫn cần sự hỗ trợ của chuyên gia y tế để có con sau khi bị ung thư tinh hoàn.
Thông thường, trước khi trị bệnh, hầu hết bác sĩ đều khuyến khích bệnh nhân của mình trữ đông tinh trùng để bảo tồn khả năng sinh sản.
Ngoài ung thư tinh hoàn, khả năng sinh sản của nam giới cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố độ tuổi, cơ địa tự nhiên hoặc tình trạng sức khỏe.
Những người có bất thường trong bộ nhiễm sắc thể; bẩm sinh chỉ có một tinh hoàn; rối loạn tuyến yên, tuyến giáp, cương dương; mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, béo phì, cao huyết áp hoặc thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia và thuốc lá... có thể có khả năng thụ thai thấp hơn.
VietBF@ sưu tập
|