Nước là một phần không thể thiếu với cơ thể con người. Từ tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan đều cần nước để có thể hoạt động bình thường. Cung cấp đủ nước mỗi ngày mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, lượng nước phù hợp và an toàn với mỗi người lại không giống nhau.
Ông Lưu (43 tuổi, Trung Quốc) từng trải qua một cơn nhồi máu cơ tim cấp tính. Tỉnh dậy sau khi được đưa đi cấp cứu, ông thấy mình đang nằm trong phòng CCU (đơn vị chăm sóc chuyên biệt những bệnh nhân liên quan đến tim) với lượng oxy trong máu chỉ đạt 50%.
(Ảnh minh họa)
Qua 2 tháng điều trị, sức khỏe của ông dần bình phục. Tuy nhiên, ông Lưu mỗi ngày vẫn phải sử dụng Dopamine (một loại chất dẫn truyền thần kinh). Một khi dừng sử dụng, huyết áp của ông lập tức giảm xuống còn 40 mmHg, chỉ có thể mê man nằm trên giường.
Sau đó, bệnh viện đã kiến nghị ông Lưu sử dụng biện pháp kết hợp điều giữa y học cổ truyền Trung Quốc và Tây y. Chỉ sau khoảng 2 tuần, bệnh tình của ông thuyên giảm rõ rệt. Từ việc chỉ có thể ngồi xe lăn, dần dần ông đã đi được khoảng 20.000 bước mỗi ngày. Nguyên nhân dẫn tới bệnh tình của ông Lưu được các bác sĩ xác định là do uống nước quá nhiều.
Khi sự chuyển hóa nước diễn ra bất thường, nước sẽ tích tụ trong cơ thể và hình thành một loại bệnh lý. Nước tích tụ ở bộ phận nào sẽ gây bệnh ở bộ phận đó. Thường gặp nhất là các bệnh liên quan đến tim mạch và hô hấp (phổi).
Người Việt Nam trưởng thành được kiến nghị uống trung bình khoảng 1500ml nước mỗi ngày. Ngoài ra, lượng nước còn thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng, cường độ vận động, tiết mồ hôi... của mỗi người.
Tuy nhiên đối với những bệnh nhân suy giảm chức năng tim không thể lượng nước tương tự. Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, việc kiểm soát lượng nước là điều vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân suy tim. Những bệnh nhân suy tim nghiêm trọng chỉ uống nhiều nhất 800ml mỗi ngày.
Đồng với người cao tuổi, ngay cả khi không gặp vấn đề lớn về chức năng tim, khả năng trao đổi chất cũng sẽ yếu đi. Thay vì uống lượng lớn nước cùng một lúc, người cao tuổi có thể chia nhỏ thành nhiều lần để cơ thể dễ dàng chuyển hóa và hấp thụ.
Hơn nữa, bản thân mỗi người cũng cần chú ý đến lượng nước cơ thể uống vào và đào thải mỗi ngày. Nếu trọng lượng cơ thể tăng lên nhưng không rõ lý do, nguyên nhân rất có thể là do cơ thể bị tích nước.
VietBF@sưu tập