Vết chai chân sần sùi khiến bạn cảm thấy khó chịu, sau đây là cách loại bỏ chúng đơn giản tại nhà để đôi chân của bạn trở nên mềm mại và mịn màng hơn.
Vết chai ở chân là những mảng da dày, cứng phát triển trên bàn chân, thường là do áp lực hoặc ma sát quá mức. Mặc dù vết chai không gây ra những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, nhưng sự có mặt của nó khiến bạn cảm thấy đau hoặc gặp khó chịu khi đi lại.
Ngâm chân nước ấm: Ngâm chân trong nước ấm khoảng 10-15 phút có thể giúp làm mềm vết chai để dễ loại bỏ hơn. Bạn có thể thêm giấm vào nước để tăng thêm lợi ích. Sau đó sử dụng đá bọt hoặc giũa chân để nhẹ nhàng tẩy tế bào chết cho vết chai sau khi ngâm.
Thoa kem dưỡng ẩm: Giữ ẩm cho bàn chân có thể giúp ngăn hình thành vết chai và cũng có thể giúp làm mềm vết chai hiện có. Bạn hãy thoa một lớp kem dưỡng ẩm dày và giàu dưỡng chất lên chân sau khi ngâm hoặc tắm, đồng thời đi tất để khóa ẩm cho chân.
Sử dụng chất tẩy vết chai: Có một số loại chất tẩy vết chai có sẵn, bao gồm kem, gel và miếng dán. Những sản phẩm này có chứa các thành phần như axit salicylic hoặc urê, giúp hòa tan lớp da cứng. Bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn ghi trên dòng sản phẩm này.
Đi giày thoải mái: Đi giày quá chật hoặc quá rộng có thể gây ra ma sát quá mức cho bàn chân của bạn, dẫn đến hình thành vết chai. Do đó, chọn giày vừa vặn, tránh đi giày cao gót hoặc dép xỏ ngón trong thời gian dài.
Sử dụng miếng lót hoặc đệm lót: Nếu có một vị trí cụ thể trên bàn chân dễ bị chai, bạn có thể sử dụng miếng lót hoặc đệm để giảm áp lực và ma sát vị trí đó. Có nhiều loại lót và đệm khác nhau, vì vậy hãy chọn loại phù hợp nhất với bạn.
Giữ gìn vệ sinh bàn chân tốt: Giữ cho bàn chân của bạn sạch sẽ và khô ráo có thể giúp ngăn ngừa vết chai hình thành. Hãy rửa chân thường xuyên và lau khô kỹ sau khi tắm. Mang tất sạch hàng ngày và tránh đi chân trần ở những khu vực công cộng./.