Tỏi là gia vị quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Trong tỏi có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như canxi, kali, sắt, magie, selen, kẽm. Ăn tỏi thường xuyên giúp pḥng chống bệnh tật, trong đó có các bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh.
Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng tỏi là gia vị khá nặng mùi. Sau khi ăn tỏi, miệng sẽ có mùi hôi khó chịu. Tỏi sống sẽ có mùi nồng hơn tỏi chín. Chúng có thể lưu lại mùi trong miệng tới vài giờ.
Để khử mùi hôi của tỏi, bạn có thể làm theo cách dưới đây.
Sữa
Sau khi ăn các món có tỏi, bạn nên uống một ít sữa, nhất là sữa ấm. Sữa giàu protein. Chất này sẽ tạo ra phản ứng giúp loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng. Khi uống, bạn nên nhấp từng ngụm sữa nhỏ và uống từ từ.
Nước chanh
Nước chanh có tác dụng khử mùi hôi của tỏi rất tốt. Bạn hăy lấy một cốc nước ấm rồi cho thêm 2 lát chanh tươi. Khuấy đều và uống từng ngụm nhỏ. Ngụm đầu tiên nên súc miệng để nước chanh có thể len lỏi vào mọi ngóc ngách trong khoang miệng, giúp loại bỏ mùi hôi tốt hơn. Bằng cách này, mùi hôi sẽ của tỏi sẽ được loại bỏ một cách tự nhiên.
Nếu có sẵn lá bạc hà, bạn có thể ṿ nát rồi cho thêm vào nước chanh. Hiệu quả làm sạch mùi tỏi sẽ tốt hơn.
Bưởi
Bưởi có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giúp khử mùi rất tốt. Sau khi ăn tỏi, bạn có thể ăn 1-2 múi bưởi cho sạch miệng.
Táo gai
Táo gai có vị chua, tác dụng kích thích tiêu hóa và có khả năng khử mùi hôi. Bạn có thể dùng táo gai tươi hoặc khô, ăn chúng sau bữa ăn có tỏi.
Lạc
Nghiên cứu chỉ ra củ lạc có chứa hơn 140 chất thơm tự nhiên. Không chỉ vậy, nó c̣n chứa beta-sitesterol – một chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. V́ thế, sau bữa ăn bàn chỉ cần nhai và nuốt vài hạt lạc, mùi tỏi nồng sẽ nhanh chóng biến mất.
Nước trà
Nếu cảm thấy miệng có mùi tỏi khó chịu, bạn có thể nhấp một ngụm nước trà. Trong trà xanh có chứa các chất diệt khuẩn tự nhiên, giúp làm sạch miệng đồng thời khử mùi hôi của tỏi.
|